Chuẩn bị gì khi bắt đầu chơi Hi-End?
Nếu tình cờ bạn được nghe một dàn máy Hi-End ở nhà người quen, bạn sẽ sững sờ vì chưa bao giờ gặp âm thanh sống động và tự nhiên như thế, bạn bị ám ảnh về những thiết bị tạo cảm xúc đó và mơ ước có một ngày được sở hữu chúng. Vậy là bạn đã bắt đầu bước vào thế giới Hi-End rồi đấy. Ðiều trở ngại lớn nhất lúc này đối với bạn sẽ là ngân sách và hiểu biết về kỹ thuật.
Cần chuẩn bị ngân sách bao nhiêu?
Không nhất thiết phải bắt đầu bằng một dàn máy đắt tiền, vì "nghiệp Hi-End" là một con đường dài khám phá và học hỏi. Do hiểu biết chưa nhiều và chưa được tiếp cận với các nguồn thông tin chuyên ngành, bạn sẽ rất dễ hoang mang khi chọn lựa, dẫn đến những quyết định thiếu chính xác. Hơn nữa bạn cũng cần có thời gian để "tập cho tai mình" quen dạng âm thanh nhà nghề với tiêu chuẩn tự nhiên, trung thực và không chỉnh sửa mà từ trước tới nay bạn chưa tiếp xúc. Một dàn máy trong khoảng từ 1.500 - 2.000 USD là vừa phải cho sự dấn thân ban đầu đó.
Trang bị như thế nào?
Tiêu chuẩn đầu tiên của một dàn máy Hi-End là các thiết bị phải tách rời, mỗi loại là một sản phẩm hoàn chỉnh, có bao bì và nguồn cấp điện độc lập. Do đó những “dàn đồng bộ 5 cục, 7 cục” không được xếp chung vào đẳng cấp này. Ở mức độ cao, mỗi nhà sản xuất có sở trường và bí quyết riêng trong từng lĩnh vực, nên cần lựa chọn sao cho phát huy được ưu thế nổi trội của từng hãng. Thí dụ loa hàng đầu là của Anh và Ý, đồ điện tử nên dùng thương hiệu Mỹ, còn thiết bị digital nguồn (đầu đĩa CD, giải mã D/A) có thể ưu thế thuộc về các sản phẩm của Nhật, Mỹ, Thụy Sĩ , Anh. Ngoài ra mỗi loại cũng có khả năng kết hợp khác nhau, phụ thuộc vào công suất ampli, độ nhạy của loa, trở kháng dây dẫn, mức ổn định tín hiệu digital.Vì vậy có nhiều trường hợp, các món đồ đắt tiền ráp chung thành một dàn lại không cho ta âm thanh vừa ý. Bạn nên nhờ đến các nhà tư vấn, thu thập thông tin trong các tạp chí chuyên ngành, lướt tìm trên các website như audio review.com, audioweb.com, audiogon.com để tham khảo trước khi quyết định. Tuy vậy, kinh nghiệm cho thấy rằng không có gì tốt bằng nghe thử, vì sự cảm nhận của tai bạn là chính xác nhất.
Nên chọn ampli đèn (tube) hay bán dẫn (transistor)?
Cách đây 2 năm tạp chí điện tử Audio Review.com đã nêu câu hỏi này trên một diễn đàn cho hơn 30.000 “đệ tử âm thanh” tham gia trả lời. Kết quả cán cân lựa chọn ở vị trí nằm ngang. Ðến nay câu trả lời lại tiếp tục quay lại cho những người chơi hi-end.
Ðèn - bán dẫn - đèn?
Ở giai đoạn khởi đầu công nghiệp âm thanh, các đèn điện tử hoàn toàn chiếm ưu thế. Bộ phim có *****g tiếng đầu tiên trên thế giới được sử dụng bằng ampli dùng bóng đèn 300B Western Electric công suất có... 8W. Tới thập niên 50 của thế kỷ trước, do đòi hỏi về các thiết bị có công suất cao, khả năng sản xuất theo dây chuyền công nghiệp và giá thành hạ, chất liệu bán dẫn với tính ưu việt đáp ứng được các yêu cầu đó đã nhanh chóng thay thế đèn điện tử. Người ta đã tưởng rằng đèn điện tử sẽ chỉ còn hiện diện trong các viện bảo tàng. Nhưng tới những năm 80, sau khi công nghệ bán dẫn đã phát triển mạnh mẽ, một số hãng sản xuất đồ hi-end như Audio Research (Mỹ), Jadis (Pháp)mới phát hiện ra rằng mạch ampli dùng đèn điện tử có những ưu thế mà bán dẫn không thể thay thế được như độ ấm áp, chiều sâu có tầng lớp của âm thanh và đặc biệt khả năng truyền tải “cái hồn” của bản nhạc. Vì vậy các ampli điện tử thế hệ mới ra đời, từ đó liên tục hoàn thiện và phát triển cho đến ngày nay.
Bên cạnh đó các hãng sản xuất đồ bán dẫn cũng không chịu bỏ cuộc đua, họ liên tục đưa ra các sản phẩm ngày càng chất lượng hơn, với mạch khuếch đại Class A, nghĩa là hoạt động của ampli luôn ở chế độ dòng điện cao, độ tuyến tính lớn, độ méo của tín hiệu cực nhỏ, đem lại sự tự nhiên và trung thực tối đa cho âm thanh. Tuy nhiên những ampli như thế đòi hỏi cuộn biến áp rất to, kích thước khổng lồ và đặc biệt rất mắc tiền.
Nên chọn ampli đèn hay bán dẫn?
Nếu loa của bạn có công suất lớn (trên 100W RMS) và độ nhạy thấp (dưới 90 dB) (giới chuyên môn gọi là "nặng đánh") thì nên thiên về hướng sử dụng ampli bán dẫn để tận dụng ưu thế công suất ra loa cao.
Trường hợp dùng đèn điện tử thì bạn sẽ phải tìm ampli rất nặng, chi phí cực kỳ tốn kém. Mặc dù mỗi cặp loa đều cho ta thông số về khoảng công suất ampli tương ứng cho phép (thí dụ từ 50W- 150W) nhưng thực tế cho thấy sử dụng phía ngưỡng trên (100W-150W) mới khai thác hết được khả năng của loa. Ngược lại, loa có độ nhạy cao (trên 90dB) sẽ thích hợp với đồ đèn điện tử, âm thanh sẽ sâu lắng và tinh tế hơn, nhưng cũng đòi hỏi các yếu tố kèm theo (dây loa, dây tín hiệu, xử lý phòng ốc...) rất thận trọng, tránh tình trạng bị nhiễu do độ nhạy tạo ra.
Bên cạnh đó thể loại nhạc bạn thường nghe cũng có ảnh hưởng mang tính quyết định.
Những loại nhạc đòi hỏi cường độ cao, tiết tấu mạnh và sôi nổi như pop rock, alternative... chắc chắn thích hợp với ampli bán dẫn, còn jazz, classic, country, blues... thì đèn điện tử sẽ là lựa chọn tối ưu.
Vấn đề còn lại là khả năng tài chính và cảm nhận trực tiếp bằng đôi tai của bạn. Ðó chính là "người trọng tài công bằng nhất".
Còn giải pháp trung gian?
Trước nhược điểm tự nhiên "mạnh thì không tinh tế” các nhà sản xuất đã tìm đến một giải pháp trung gian gọi là hybrid, trong đó phần tiền khuếch đại (pre-ampli) được coi là linh hồn của máy được xử lý bằng bóng đèn điện tử, còn phần khuếch đại (main-power) vận hành theo chế độ bán dẫn. Các thiết bị này khắc phục được phần nào nhược điểm kể trên, trả lại cho âm thanh "tâm hồn đèn và thể lực bán dẫn" nhưng dù sao vẫn không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Ðiều có lợi lớn nhất là giá thành giảm đáng kể, phù hợp với những dân chơi khó khăn về kinh tế nhưng giàu có về ước mơ.
Chọn dây dẫn cho dàn hi -end?
Những ai ít quan tâm tới thế giới hi- end chắc sẽ không thể tin rằng có những sợi dây nối từ ampli ra loa giá tới hàng chục ngàn USD, những miếng cao su kê máy nhỏ bằng nút chai bia nhưng giá tương đương nguyên một két! Chỉ khi nào nghe thử và đối chiếu với những loại dây dẫn thông thường khác, bạn mới nhận thấy tính logic của những con số đáng ngạc nhiên đó và mới hiểu ra rằng mỗi chi tiết nhỏ đều có “phần đóng góp” vào chất lượng âm thanh dàn máy.
4 loại dây chủ yếu
Trước tiên phải kể tới dây digital (digital cable) dẫn tín hiệu từ nguồn CD tới thiết bị giải mã D/A (digital /analog converter). Thường những thiết bị nhà nghề cung cấp 4 khả năng sử dụng dây digital: theo chuẩn Coaxial - RCA (có đầu nối dạng bông sen), chuẩn XLR (còn gọi là Balance - đầu ca-nông giống như đầu nối micro), dây cáp quang (optical cable) dẫn tín hiệu số dưới dạng quang học và chuẩn Toslink cũng dùng cáp quang nhưng theo công thức sản xuất của hãng AT&T(Mỹ). Chất lượng truyền tải tín hiệu của 4 loại dây trên phụ thuộc vào độ dài, chất liệu chế tạo và bí quyết của từng hãng. Tuy nhiên khi dùng "kiểm nghiệm mù" (bằng cách để các chuyên gia âm thanh nghe đối chứng trong bóng tối), người ta nhận thấy rằng loại Balance (đầu nối XLR) cho âm thanh trung thực hơn.
Từ D/A tới bộ phận tiền khuếch đại (pre-ampli) và từ pre- ampli tới phần công suất (main- power), dây dẫn sử dụng sẽ được gọi là dây tín hiệu (interconnect cable). Ðầu nối chuẩn của loại dây này cũng là RCA (bông sen) và XLR (ca-nông). Nếu máy của bạn có thiết kế mạch Balance thì sử dụng dây XLR là tốt nhất, âm thanh sẽ tròn, ấm và “đầy đặn” hơn. Thông thường chất liệu chế tạo dây dẫn là hợp kim đồng hay bạc đặc biệt. Một số hãng nổi tiếng như Purist Audio còn nghiên cứu thiết kế dây dẫn được ngâm trong môi trường dầu, đảm bảo truyền tải tối đa tín hiệu âm thanh.
Loại dây thứ ba đưa tín hiệu từ ampli ra loa gọi là dây loa (speaker cable). Ðộ dài phổ biến vào khoảng 3m, ít khi dài hơn vì chất lượng âm thanh tỷ lệ nghịch với chiều dài dây dẫn. Cũng giống như interconnect cable, dây loa được làm từ đồng, bạc và một số hợp kim đặc biệt. Nhờ bí quyết của từng nhà sản xuất mà chất lượng dây loa (kèm theo đó là giá bán) có sự khác nhau. Ngoài ra, tùy thuộc loại nhạc thường nghe và nhãn hiệu dàn máy của mình, bạn có thể tham khảo giới chuyên môn để tìm được loại dây phù hợp. Có một số người chơi cầu kỳ đã chuẩn bị nhiều loại dây để sẵn sàng thay đổi khi nghe những chủng loại nhạc khác nhau.
Nhiều loa có thiết kế 2 ngõ vào riêng biệt cho 2 giải tần cao (treble) và thấp (bass), vì thế bạn có thể sử dụng dây 2 cầu (bi-wire) để khai thác ưu thế đó. Ðiểm nổi bật của cách đấu dây này là hiệu ứng lập thể (stereo) tăng lên rõ rệt, âm thanh ở các nốt cao sáng sủa và sắc nét hơn.
Bên cạnh những loại dây tín hiệu kể trên, bạn cũng nên chú ý tới dây nguồn cấp điện (power cable). Những công ty hàng đầu như Siltech, Transparent, MIT, Wireworld... đều cung cấp những dây điện nguồn có khả năng lọc tạp âm và xung động cao, bảo toàn sự tinh khiết của âm thanh.
Dĩ nhiên các bộ phận trong một dàn máy hi-end phải có chung đẳng cấp. Một sợi dây dẫn mắc tiền được nối với một chiếc ampli bình thường sẽ không thể phát huy tác dụng. Vì vậy các chuyên gia đã đưa ra công thức sau đây để giúp những người chơi tham khảo khi phân bổ ngân sách cho dàn máy: 50% cho phần điện tử (CD, D/A, ampli...); 40% cho loa và 10% cho dây dẫn. Giả sử tổng trị giá dàn máy của bạn là 10.000 USD thì đầu tư cho dây dẫn khoảng 1.000 USD là vừa phải.
Một số dây hi- end nổi tiếng
Có rất nhiều hãng chuyên sản xuất các loại dây cao cấp cho thị trường đặc biệt này. Hàng năm những tạp chí audio chuyên ngành đều giới thiệu các loại dây và bài phân tích ưu, nhược điểm từng loại. Các thương hiệu thường được đánh giá cao là Van Den Hul, Tara Labs, Straight Wire, Purist Audio Design, MIT, Kimber Cable... Tuy nhiên, cũng giống như ghi chú dưới mỗi dòng quảng cáo dược phẩm “đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng", khi lựa chọn các loại dây dẫn, bạn hãy cố gắng "nghe thử trước khi ra quyết định".
Chọn loa hi-end theo thị hiếu âm nhạc
Chọn loa theo gu?
Hầu hết những chuyên gia có kinh nghiệm đều nhận định rằng loa nghe nhạc của nước nào phản ánh trung thực tính cách của con người nước đó. Thí dụ loa Mỹ mạnh mẽ, chắc chắn nhưng thiếu tinh tế; loa Pháp điệu đàng, âm thanh mềm mại đến mức ủy mị; loa Ý góc cạnh, thanh tú và sắc sảo như cô gái Ðịa Trung Hải; loa Anh sang trọng, kiêu sa và ấm áp như một nhà quý tộc phù hoa... Do vậy chọn loa phụ thuộc vào vấn đề thị hiếu và chủng loại nhạc bạn ưa thích. Nếu gu nhạc của bạn trẻ trung, sôi động, tiết tấu nhanh thì loa Mỹ là lựa chọn hợp lý; còn blue, jazz, sentimental, classic, những dòng nhạc giúp bạn "vừa nghe vừa tưởng tượng" thì loa Anh sẽ có ưu thế trội hơn. Ngoài ra tính chất bản nhạc cũng là một yếu tố tham khảo: loại độc tấu thì nên chọn loa Ý, còn hòa tấu dàn nhạc, đòi hỏi độ hoành tráng cao thì không hãng nào qua mặt được các thương hiệu Tannoy, BW, Lowther… nổi tiếng của Anh. Dĩ nhiên mỗi nhà sản xuất còn có bí quyết riêng, không phải loa Pháp nào cũng mềm, loa Mỹ nào cũng mạnh, nhưng kinh nghiệm cho thấy quả thực "triết lý âm thanh" của các hãng cùng chung một quốc gia rất giống nhau, và khi âm thanh cất lên, bạn sẽ nhận ra được ngay “quốc tịch” của cặp loa đó.
Ðộ nhạy của loa, tính bằng đơn vị đề-xi-ben (dB), được người ta đo lường bằng cách đặt một âm kế cách loa 1m khi loa đang được cung cấp một âm lượng có công suất 1W từ ampli. Thông thường các loại loa nghe nhạc có độ nhạy từ 80-95 dB. Cá biệt một số hãng như Avant- Garde (Ðức), Supravox (Pháp) hoặc Klipsch (Mỹ) thiết kế loa lên tới trên 100 dB. Ðộ nhạy loa phụ thuộc rất nhiều vào ampli của dàn máy, chỉ tiêu này càng lớn thì càng tiết kiệm, công suất ampli cần thiết (người ta gọi là "nhẹ đánh"). Tuy nhiên khi đó độ ồn sẽ cao (vì loa sẽ nhạy cả với các tạp âm) và dễ bị hiệu ứng vang vọng (echo) đòi hỏi người nghe phải xử lý phòng ốc và dây dẫn thận trọng.
Nếu ampli bạn sử dụng thuộc loại bóng đèn (tube) thì loa có độ nhạy cao (trên 90 dB) sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất, còn ampli bán dẫn (transistor) dùng cho loa dưới 90 dB là hợp lý hơn.
Công suất của loa thế nào là phù hợp?
Thông thường mỗi cặp loa đều có sự chỉ dẫn khoảng công suất ampli tương thích, không phân biệt loại đèn hay bán dẫn, vì vậy khi lựa chọn loa, bạn có thể căn cứ vào thông số này để ra quyết định. Loa quá lớn so với công suất ampli thì âm thanh sẽ không "ra" hết (gọi là "thiếu tiếng", đặc biệt ở tần số thấp (bass). Ngược lại ampli dư so với công suất loa thì sẽ lãng phí và khi mở lớn có thể gây hư hỏng loa. Nhiều người chọn công suất loa căn cứ vào âm lượng thường nghe theo quan niệm "phòng nhỏ nghe loa nhỏ”. Thực tế cho thấy không hoàn toàn như vậy; cũng giống như bạn mua xe gắn máy phân khối lớn đâu phải để lúc nào cũng chạy tốc độ cao, mà để cảm nhận được “độ đằm”, sự chắc chắn của nó ngay khi chạy chậm. Thành ra nghe loa lớn bao giờ cũng “đủ tiếng” hơn, âm thanh “dày dặn" và sâu sắc hơn, chỉ còn trở ngại duy nhất là vấn đề ngân sách.
Chọn loa 1 hay 2 cầu?
Thường loa lớn cho phép sử dụng cách đấu dây 2 cầu (bi-wire) để cấp tín hiệu từ ampli lên theo hai tần số riêng biệt (bass và treble), nhờ đó âm thanh sắc nét và tách bạch hơn. Tuy nhiên nếu nghe kỹ bạn sẽ thấy kiểu đấu dây này làm cho bản nhạc có vẻ "khô", "lạnh", khiến ta "phục mà không cảm". Ngược lại đấu một cầu sẽ tiết kiệm được dây, âm thanh có vẻ “mờ” nhưng hài hòa hơn.
Vấn đề còn lại vẫn chính là... đôi tai của bạn.
Loa nào có tiếng?
Trong thế giới hi-end, đã nói tới loa phải kể tới Anh Quốc, nơi sản sinh ra những thương hiệu nổi tiếng như Tannoy, ProAC, BW, Lowther, Rogers, Harbeth, Spendor... Sau đó là Pháp như JM Lab, Cabasse, BC Acoustique, J.M Raynaud... Một vài thương hiệu Ðức cũng được ghi nhận ở đẳng cấp cao như Elac, Avant - Garde... Thụy Sĩ có Goldmun, Hà Lan có Final, còn Ý thì nhiều hãng đã đi vào huyền thoại: Sonus Faber, Academic, Diapason... Các nhà sản xuất Mỹ thường đi đầu trong đẳng cấp hi-fi (Bose, JBL, Martin Logan...), còn ở mức độ cao hơn thì vẫn phải chịu chênh lệch với các hiệu danh tiếng châu Âu. Riêng người Nhật là một trường hợp đặc biệt: hình như cái gì họ cũng làm được hơn người khác, riêng loa hi-end thì họ chưa tạo được một thương hiệu nào có thể cạnh tranh với các đối thủ bên kia đại dương.
Nếu ampli bạn sử dụng thuộc loại bóng đèn (tube) thì loa có độ nhạy cao (trên 90 dB) sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất, còn ampli bán dẫn (transistor) dùng cho loa dưới 90 dB là hợp lý hơn.
Công suất của loa thế nào là phù hợp?
Thông thường mỗi cặp loa đều có sự chỉ dẫn khoảng công suất ampli tương thích, không phân biệt loại đèn hay bán dẫn, vì vậy khi lựa chọn loa, bạn có thể căn cứ vào thông số này để ra quyết định. Loa quá lớn so với công suất ampli thì âm thanh sẽ không "ra" hết (gọi là "thiếu tiếng", đặc biệt ở tần số thấp (bass). Ngược lại ampli dư so với công suất loa thì sẽ lãng phí và khi mở lớn có thể gây hư hỏng loa. Nhiều người chọn công suất loa căn cứ vào âm lượng thường nghe theo quan niệm "phòng nhỏ nghe loa nhỏ”. Thực tế cho thấy không hoàn toàn như vậy; cũng giống như bạn mua xe gắn máy phân khối lớn đâu phải để lúc nào cũng chạy tốc độ cao, mà để cảm nhận được “độ đằm”, sự chắc chắn của nó ngay khi chạy chậm. Thành ra nghe loa lớn bao giờ cũng “đủ tiếng” hơn, âm thanh “dày dặn" và sâu sắc hơn, chỉ còn trở ngại duy nhất là vấn đề ngân sách.
Chọn loa 1 hay 2 cầu?
Thường loa lớn cho phép sử dụng cách đấu dây 2 cầu (bi-wire) để cấp tín hiệu từ ampli lên theo hai tần số riêng biệt (bass và treble), nhờ đó âm thanh sắc nét và tách bạch hơn. Tuy nhiên nếu nghe kỹ bạn sẽ thấy kiểu đấu dây này làm cho bản nhạc có vẻ "khô", "lạnh", khiến ta "phục mà không cảm". Ngược lại đấu một cầu sẽ tiết kiệm được dây, âm thanh có vẻ “mờ” nhưng hài hòa hơn.
Vấn đề còn lại vẫn chính là... đôi tai của bạn.
Loa nào có tiếng?
Trong thế giới hi-end, đã nói tới loa phải kể tới Anh Quốc, nơi sản sinh ra những thương hiệu nổi tiếng như Tannoy, ProAC, BW, Lowther, Rogers, Harbeth, Spendor... Sau đó là Pháp như JM Lab, Cabasse, BC Acoustique, J.M Raynaud... Một vài thương hiệu Ðức cũng được ghi nhận ở đẳng cấp cao như Elac, Avant - Garde... Thụy Sĩ có Goldmun, Hà Lan có Final, còn Ý thì nhiều hãng đã đi vào huyền thoại: Sonus Faber, Academic, Diapason... Các nhà sản xuất Mỹ thường đi đầu trong đẳng cấp hi-fi (Bose, JBL, Martin Logan...), còn ở mức độ cao hơn thì vẫn phải chịu chênh lệch với các hiệu danh tiếng châu Âu. Riêng người Nhật là một trường hợp đặc biệt: hình như cái gì họ cũng làm được hơn người khác, riêng loa hi-end thì họ chưa tạo được một thương hiệu nào có thể cạnh tranh với các đối thủ bên kia đại dương.
Xử lý tường, trần và các vật liệu dùng trong phòng
Âm thanh trong phòng nghe nhạc bao gồm hai loại chính: trực tiếp và phản hồi. Phân bố của hai loại này không đều, âm thanh trực tiếp tập trung ở gần nguồn phát (loa); còn âm thanh phản hồi lan tỏa xa hơn. Vì vậy cần xử lý chúng bằng các vật liệu thích hợp. Tường bọc vải sẽ hút 70% âm cao (treble) và phản hồi 100% âm trầm (bass); khi đó ta nghe như tiếng bass lớn lên còn treble yếu đi, và âm thanh sẽ có vẻ mềm mại. Còn nếu dùng các vật liệu cứng (sơn tường, dán giấy plastic hoặc treo nhiều tranh khung kính…) thì các âm ở tần số 2000 Hz- 4000Hz (là khoảng nhạy cảm nhất đối với tai người) sẽ phản hồi hoàn toàn. Vì vậy ta có cảm giác bị ồn, âm middle nhiều và hơi cứng.
Khi so sánh hệ số hút âm của các loại vật liệu chủ yếu như gạch, thạch cao, bê-tông, gỗ, thảm, màn nhung…ta dễ dàng nhận thấy màn nhung là vật liệu hút âm tốt nhất, cho phép khử những tiếng dội ở cả ba dải tần chính. Do đó người ta thường sử dụng vật liệu này trong các rạp chiếu phim, nhà hát đòi hỏi kỹ thuật cách âm cao. Bên cạnh đó, những vật liệu cứng, bề mặt nhẵn (bê-tông, kính…) có độ hút âm thấp, ta cần xử lý tiếng dội cẩn thận hơn.
Vị trí đặt loa (speaker)
Âm thanh từ loa phát ra được chia làm 3 loại: âm trầm (bass) có tần số dưới 125Hz, âm trung (middle- từ 450Hz tới 4000Hz) và âm cao (treble- trên 6 000Hz). Ðộ dài đường truyền của 3 loại âm thanh này trong phòng rất khác nhau
Khoảng cách giữa vị trí người nghe và loa cũng như cách sắp xếp loa trong phòng có ý nghĩa rất quan trọng. Hình vẽ sau đây thể hiện 5 nguyên tắc xác định vị trí sắp xếp loa và vị trí ngồi hiệu quả:
1. Loa đặt cách xa tường và sàn nhà để tránh tiếng dội của âm thanh bass.
2. Hai loa cách xa nhau sẽ làm tăng hiệu quả stereo. Tuy nhiên cần dùng tai nghe để quyết định nên khoảng cách thế nào là phù hợp. Thông thường vị trí ngồi nghe và hai loa tạo thành một tam giác đều là hợp lý nhất.
3. Ðặt loa hướng về phía người nghe.
4. Tâm của màng loa tương đương chiều cao ngang ngực người nghe.
5. Khoảng trống sau lưng người nghe càng rộng càng tốt. Có thể đặt một tấm hút âm bằng mút xốp hoặc sợi thủy tinh để chống các âm thanh từ tường dội lại.
Sắp xếp bộ phận khuếch đại (amplifier)
Về lý thuyết, nên đặt amplifier càng gần loa càng tốt để giảm thiểu độ dài dây loa, tránh thất thoát tín hiệu âm thanh. Trường hợp kích thước phòng không thuận lợi cho nguyên tắc trên thì cần lựa chọn loại dây loa có chất lượng tốt.
Có hàng trăm nhãn hiệu dây loa nổi tiếng như Van Den Hui, Transparent, MIT, Synergitic, Purist Audio… với giá dao động từ vài trăm tới vài ngàn USD phục vụ cho các lọai loa, máy khác nhau. Chất lượng dây loa phụ thuộc vào chất liệu chế tạo (vàng, bạc, đồng, bạch kim, hợp kim…), công nghệ chế tạo, tiết diện dây và bí quyết nhà nghề của từng hãng sản xuất. Ðể đảm bảo chất lượng âm thanh, một nguyên tắc cơ bản là tiết diện dây phải tỷlệ thuận với độ dài dây loa. Nếu khoảng cách này dưới 5m thì nên dùng loại dây có tiết diện 1,5 mm2, còn nếu trên 5m thì dùng lọai 2,5 mm2 trở lên. Mỗi dây loa có hai đầu được đánh dấu bằng hai màu khác nhau (thường là đỏ và đen) để phân biệt hai cực âm dương của tín hiệu. Vì vậy việc đấu dây cũng phải cẩn thận sao cho phù hợp với hai cực của loa cũng phân biệt theo hai màu đó. Ngoài ra trong khi hoạt động, amplifier sẽ nóng, do đó không nên phủ vải kín hoặc xếp chồng lên máy khác
Âm thanh trong phòng nghe nhạc bao gồm hai loại chính: trực tiếp và phản hồi. Phân bố của hai loại này không đều, âm thanh trực tiếp tập trung ở gần nguồn phát (loa); còn âm thanh phản hồi lan tỏa xa hơn. Vì vậy cần xử lý chúng bằng các vật liệu thích hợp. Tường bọc vải sẽ hút 70% âm cao (treble) và phản hồi 100% âm trầm (bass); khi đó ta nghe như tiếng bass lớn lên còn treble yếu đi, và âm thanh sẽ có vẻ mềm mại. Còn nếu dùng các vật liệu cứng (sơn tường, dán giấy plastic hoặc treo nhiều tranh khung kính…) thì các âm ở tần số 2000 Hz- 4000Hz (là khoảng nhạy cảm nhất đối với tai người) sẽ phản hồi hoàn toàn. Vì vậy ta có cảm giác bị ồn, âm middle nhiều và hơi cứng.
Khi so sánh hệ số hút âm của các loại vật liệu chủ yếu như gạch, thạch cao, bê-tông, gỗ, thảm, màn nhung…ta dễ dàng nhận thấy màn nhung là vật liệu hút âm tốt nhất, cho phép khử những tiếng dội ở cả ba dải tần chính. Do đó người ta thường sử dụng vật liệu này trong các rạp chiếu phim, nhà hát đòi hỏi kỹ thuật cách âm cao. Bên cạnh đó, những vật liệu cứng, bề mặt nhẵn (bê-tông, kính…) có độ hút âm thấp, ta cần xử lý tiếng dội cẩn thận hơn.
Vị trí đặt loa (speaker)
Âm thanh từ loa phát ra được chia làm 3 loại: âm trầm (bass) có tần số dưới 125Hz, âm trung (middle- từ 450Hz tới 4000Hz) và âm cao (treble- trên 6 000Hz). Ðộ dài đường truyền của 3 loại âm thanh này trong phòng rất khác nhau
Khoảng cách giữa vị trí người nghe và loa cũng như cách sắp xếp loa trong phòng có ý nghĩa rất quan trọng. Hình vẽ sau đây thể hiện 5 nguyên tắc xác định vị trí sắp xếp loa và vị trí ngồi hiệu quả:
1. Loa đặt cách xa tường và sàn nhà để tránh tiếng dội của âm thanh bass.
2. Hai loa cách xa nhau sẽ làm tăng hiệu quả stereo. Tuy nhiên cần dùng tai nghe để quyết định nên khoảng cách thế nào là phù hợp. Thông thường vị trí ngồi nghe và hai loa tạo thành một tam giác đều là hợp lý nhất.
3. Ðặt loa hướng về phía người nghe.
4. Tâm của màng loa tương đương chiều cao ngang ngực người nghe.
5. Khoảng trống sau lưng người nghe càng rộng càng tốt. Có thể đặt một tấm hút âm bằng mút xốp hoặc sợi thủy tinh để chống các âm thanh từ tường dội lại.
Sắp xếp bộ phận khuếch đại (amplifier)
Về lý thuyết, nên đặt amplifier càng gần loa càng tốt để giảm thiểu độ dài dây loa, tránh thất thoát tín hiệu âm thanh. Trường hợp kích thước phòng không thuận lợi cho nguyên tắc trên thì cần lựa chọn loại dây loa có chất lượng tốt.
Có hàng trăm nhãn hiệu dây loa nổi tiếng như Van Den Hui, Transparent, MIT, Synergitic, Purist Audio… với giá dao động từ vài trăm tới vài ngàn USD phục vụ cho các lọai loa, máy khác nhau. Chất lượng dây loa phụ thuộc vào chất liệu chế tạo (vàng, bạc, đồng, bạch kim, hợp kim…), công nghệ chế tạo, tiết diện dây và bí quyết nhà nghề của từng hãng sản xuất. Ðể đảm bảo chất lượng âm thanh, một nguyên tắc cơ bản là tiết diện dây phải tỷlệ thuận với độ dài dây loa. Nếu khoảng cách này dưới 5m thì nên dùng loại dây có tiết diện 1,5 mm2, còn nếu trên 5m thì dùng lọai 2,5 mm2 trở lên. Mỗi dây loa có hai đầu được đánh dấu bằng hai màu khác nhau (thường là đỏ và đen) để phân biệt hai cực âm dương của tín hiệu. Vì vậy việc đấu dây cũng phải cẩn thận sao cho phù hợp với hai cực của loa cũng phân biệt theo hai màu đó. Ngoài ra trong khi hoạt động, amplifier sẽ nóng, do đó không nên phủ vải kín hoặc xếp chồng lên máy khác
Khoảng cách giữa nguồn (CD transport và D/A converter) với amplifier càng ngắn càng tốt nhằm tối đa hóa hiệu quả truyền tín hiệu. Những loại dây nối các thiết bị này cũng rất đa dạng, được chia làm hai loại chính: dây RCA với đầu nối kiểu bông sen và dây balance (XLR) có đầu nối 3 cực. Thường các máy chất lượng cao có thiết kế mạch balance cho phép sử dụng đầu XRL làm tăng hiệu quả âm thanh khá nhiều. CD Transport có môtơ chạy trong khi hoạt động nên sẽ tạo ra hiệu ứng rung cơ học, vì vậy cần đặt mỗi thiết bị nguồn một cách độc lập, không chồng lên nhau và sử dụng một số miếng kê khử rung cho từng thiết bị.
Trên đây chỉ là một số thông tin cơ bản giúp bạn có thể phần nào cải thiện chất lượng âm thanh của dàn máy. Dĩ nhiên áp dụng trong thực tế còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác liên quan tới đặc điểm cá nhân từng người. Chúc bạn thành công!
Lựa chọn phần nguồn hi-end
Một dàn máy hi-end được kết hợp bởi 3 phần chủ yếu: phần nguồn tín hiệu (source) gồm đầu đọc đĩa CD và bộ giải mã D/A converter; phần công suất khuếch đại (amplifier) và hệ thống loa (loudspeaker). Về nguyên tắc, đẳng cấp của 3 phần trên phải tương đương với nhau, tuy nhiên các chuyên gia luôn nhấn mạnh rằng cần chú ý đặc biệt phần nguồn (CD và D/A) vì quá trình tái tạo âm thanh bắt đầu từ đây và chất lượng dàn máy phụ thuộc phần lớn vào quá trình đó.
Hoạt động của bộ phận nguồn tín hiệu (CD và D/A)
Bộ phận này có 3 chức năng cơ bản: đọc tín hiệu digital trên mặt đĩa, lọc và chuyển nó sang dạng analogue và tiền khuếch đại tín hiệu analogue trước khi đưa vào phần công suất. Tùy theo quan điểm thiết kế của từng hãng mà người ta sản xuất ra những đầu đọc đĩa CD bao gồm cả 3 chức năng (gọi là Intergrated CD Player) hoặc tách làm 2 bộ phận riêng biệt là đầu đọc (CD Transport) và giải mã digital sang analogue (D/A Converter). Khi những chiếc máy đọc đĩa CD đầu tiên xuất hiện năm 1976, người ta đã tỏ ý nghi ngờ chất lượng của nó vì quả thực so sánh với đĩa kim nhựa thông thường (vinyl), âm thanh CD khô cứng và thiếu tự nhiên hơn nhiều. Nhờ tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số, những nhược điểm trên đã dần dần được cải thiện và ngày nay không ai có thể phủ nhận ưu thế tuyệt đối của các thiết bị này.
Trên đây chỉ là một số thông tin cơ bản giúp bạn có thể phần nào cải thiện chất lượng âm thanh của dàn máy. Dĩ nhiên áp dụng trong thực tế còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác liên quan tới đặc điểm cá nhân từng người. Chúc bạn thành công!
Lựa chọn phần nguồn hi-end
Một dàn máy hi-end được kết hợp bởi 3 phần chủ yếu: phần nguồn tín hiệu (source) gồm đầu đọc đĩa CD và bộ giải mã D/A converter; phần công suất khuếch đại (amplifier) và hệ thống loa (loudspeaker). Về nguyên tắc, đẳng cấp của 3 phần trên phải tương đương với nhau, tuy nhiên các chuyên gia luôn nhấn mạnh rằng cần chú ý đặc biệt phần nguồn (CD và D/A) vì quá trình tái tạo âm thanh bắt đầu từ đây và chất lượng dàn máy phụ thuộc phần lớn vào quá trình đó.
Hoạt động của bộ phận nguồn tín hiệu (CD và D/A)
Bộ phận này có 3 chức năng cơ bản: đọc tín hiệu digital trên mặt đĩa, lọc và chuyển nó sang dạng analogue và tiền khuếch đại tín hiệu analogue trước khi đưa vào phần công suất. Tùy theo quan điểm thiết kế của từng hãng mà người ta sản xuất ra những đầu đọc đĩa CD bao gồm cả 3 chức năng (gọi là Intergrated CD Player) hoặc tách làm 2 bộ phận riêng biệt là đầu đọc (CD Transport) và giải mã digital sang analogue (D/A Converter). Khi những chiếc máy đọc đĩa CD đầu tiên xuất hiện năm 1976, người ta đã tỏ ý nghi ngờ chất lượng của nó vì quả thực so sánh với đĩa kim nhựa thông thường (vinyl), âm thanh CD khô cứng và thiếu tự nhiên hơn nhiều. Nhờ tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số, những nhược điểm trên đã dần dần được cải thiện và ngày nay không ai có thể phủ nhận ưu thế tuyệt đối của các thiết bị này.
Câu trả lời nằm trong hai điều đơn giản: giá tiền và cảm nhận của tai bạn. Về mặt tâm lý, việc sử dụng bộ CD tách rời (CD Transport + D/A Converter)sẽ có chất "nhà nghề” và hiệu quả cao hơn vì như vậy ta sẽ tận dụng được ưu thế chế tạo của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Thí dụ hãng CEC nổi tiếng về phần cơ đọc đĩa (CD Transport) còn Mark Levinson lại xuất sắc trong phần giải mã (D/A Converter). Như thế kết hợp hai nhãn hiệu này sẽ cho một kết quả tối ưu. Tuy nhiên giải pháp trên về mặt tài chính sẽ tốn kém vì mỗi bộ phận rời giá thường rất cao và ngoài hai thiết bị kể trên, bạn còn phải đầu tư thêm dây dẫn tín hiệu digital từ CD tới D/A nữa. Có một số hãng như Accuphase hay Krell có chế tạo CD một cục (CD player) để tiện lợi cho người sử dụng, nhưng giá bán cũng vào loại ngang ngửa với những bộ CD tách rời của các hãng khác. Vì vậy, trước khi quyết định, bạn cũng nên nghe thử và cân nhắc khía cạnh tài chính của từng giải pháp. Kinh nghiệm cho thấy câu "tiền nào của nấy" nói chung vẫn có nguyên giá trị trong lĩnh vực này.
Lưu ý khi chọn đầu đọc CD
Trước tiên phải quan tâm tới bộ phận cơ khí. Ða số những đầu CD cao cấp thường sử dụng dàn cơ CDM 9, CDM12, CDM12 Pro hay CDM 14 của hãng Philips. Một số hãng khác như Audio Research (Mỹ) hay Sphinx (Hà Lan) lại sử dụng bộ cơ VRDS của TEAC. Riêng Sony (Nhật), Goldmun (Thụy Sĩ) hay Audiomeca (Pháp) thường tự chế bộ cơ riêng cho các thiết bị của mình. Trường hợp hãng CEC (Nhật) lại hoàn toàn khác biệt, họ là người đầu tiên phát minh ra hệ thống cơ cho máy CD vận hành bằng dây courroie, giúp triệt tiêu các xung động của mô tơ, tạo hiệu quả âm thanh tối đa.
Ðiểm thứ hai cần chú ý là mắt laser đọc đĩa, bạn nên xem kỹ hiệu gì, số serie bao nhiêu để phòng hờ sau này có thể thay đổi khi mắt đã bị "lão hóa".
Ngoài ra khía cạnh thẩm mỹ cũng không nên xem nhẹ, bởi lẽ mỗi sản phẩm hi-end ngoài giá trị sử dụng của nó, còn xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình thực sự, và cảm quan thị giác sẽ làm cho người đam mê thưởng thức âm nhạc một cách hiệu quả hơn.
Những thương hiệu máy CD nổi tiếng
Các hãng hàng đầu phải kể tới Jadis (Pháp); Wadia, Krell và Mark Levinson (Mỹ); CEC và Accuphase (Nhật); Goldmun (Thụy Sĩ); Linn (Scotland)… Tiếp theo đó là dòng sản phẩm cao cấp của những thương hiệu nổi tiếng như Sony, Marantz, Denon… (Nhật); Micromega, Yba, Audiomeca…(Pháp); Audio Analogue (Ý)… Thường mỗi thương hiệu có phong cách thiết kế và kiểu dáng khác nhau, nhưng nét nổi bật chung vẫn là mức giá bán được sử dụng như một chỉ tiêu phân chia đẳng cấp. Mà ở mức độ cao như thế thì sự chênh lệch chất lượng rất khó nhận biết, chỉ hơn nhau 5 -10% là giá đã có thể tăng lên nhiều lần. Tuy vậy người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chấp nhận vì họ hiểu con đường đi tìm sự hoàn hảo của âm thanh không bao giờ bằng phẳng và dễ dàng như các sản phẩm thông thường khác.
Lưu ý khi chọn đầu đọc CD
Trước tiên phải quan tâm tới bộ phận cơ khí. Ða số những đầu CD cao cấp thường sử dụng dàn cơ CDM 9, CDM12, CDM12 Pro hay CDM 14 của hãng Philips. Một số hãng khác như Audio Research (Mỹ) hay Sphinx (Hà Lan) lại sử dụng bộ cơ VRDS của TEAC. Riêng Sony (Nhật), Goldmun (Thụy Sĩ) hay Audiomeca (Pháp) thường tự chế bộ cơ riêng cho các thiết bị của mình. Trường hợp hãng CEC (Nhật) lại hoàn toàn khác biệt, họ là người đầu tiên phát minh ra hệ thống cơ cho máy CD vận hành bằng dây courroie, giúp triệt tiêu các xung động của mô tơ, tạo hiệu quả âm thanh tối đa.
Ðiểm thứ hai cần chú ý là mắt laser đọc đĩa, bạn nên xem kỹ hiệu gì, số serie bao nhiêu để phòng hờ sau này có thể thay đổi khi mắt đã bị "lão hóa".
Ngoài ra khía cạnh thẩm mỹ cũng không nên xem nhẹ, bởi lẽ mỗi sản phẩm hi-end ngoài giá trị sử dụng của nó, còn xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình thực sự, và cảm quan thị giác sẽ làm cho người đam mê thưởng thức âm nhạc một cách hiệu quả hơn.
Những thương hiệu máy CD nổi tiếng
Các hãng hàng đầu phải kể tới Jadis (Pháp); Wadia, Krell và Mark Levinson (Mỹ); CEC và Accuphase (Nhật); Goldmun (Thụy Sĩ); Linn (Scotland)… Tiếp theo đó là dòng sản phẩm cao cấp của những thương hiệu nổi tiếng như Sony, Marantz, Denon… (Nhật); Micromega, Yba, Audiomeca…(Pháp); Audio Analogue (Ý)… Thường mỗi thương hiệu có phong cách thiết kế và kiểu dáng khác nhau, nhưng nét nổi bật chung vẫn là mức giá bán được sử dụng như một chỉ tiêu phân chia đẳng cấp. Mà ở mức độ cao như thế thì sự chênh lệch chất lượng rất khó nhận biết, chỉ hơn nhau 5 -10% là giá đã có thể tăng lên nhiều lần. Tuy vậy người tiêu dùng vẫn sẵn sàng chấp nhận vì họ hiểu con đường đi tìm sự hoàn hảo của âm thanh không bao giờ bằng phẳng và dễ dàng như các sản phẩm thông thường khác.
Các chuyên gia gợi ý rằng nếu muốn biết dàn máy của mình hay tới mức độ nào, tốt nhất là bạn hãy đi nghe “nhạc sống”, sau đó về so sánh với âm thanh từ dàn máy phát ra với cùng bản nhạc đó. Tuy nhiên trong thực tế điều đó rất khó thực hiện, vì vậy cần có một số “thủ thuật” đáp ứng nhu cầu đánh giá dàn máy hi-end đơn giản mà chính xác.
"Ðộ trung thực" của âm thanh
Hãy bắt đầu bằng tiếng độc tấu piano và contrebass. Hai nhạc cụ này cho phép ta test khoảng âm cao (treble) và trầm (bass) là những "vùng nhạy cảm" với thính giác. Một nốt nhạc piano cao "tròn trịa", không bị "vỡ”, có cảm giác "mọng", đó là âm thanh gần với tự nhiên. Tương tự thế, một tiếng contrebass "sâu", "gọn", "nặng" và " không có đuôi” chứng tỏ độ xử lý tinh tế của dàn máy. Thông thường khi dùng kỹ thuật test này, dễ nhận thấy rằng ampli bóng đèn có ưu thế hơn bán dẫn rất nhiều, cảm giác âm thanh êm và nghe càng lâu càng thấy hay, hoàn toàn không bị "mệt". Dĩ nhiên để cảm nhận được điều này, ngoài khả năng bẩm sinh về "nhạy cảm thính giác", bạn còn phải có một quá trình nghiên cứu - nghe thử - so sánh âm thanh thật trong các buổi trình diễn với âm thanh của các dàn máy khác nhau. Trong khi thử nghiệm, bạn nên sử dụng những đĩa CD nguyên gốc (nếu có đĩa test càng tốt), lựa chọn môi trường cách âm tiêu chuẩn và nghe vào thời điểm đêm khuya để việc đánh giá chính xác hơn.
"Ðộ ấm áp": giọng nam trầm là thước đo cơ bản
Thực ra chất lượng âm thanh của một dàn máy chủ yếu nằm ở khoảng tần số trung-thấp (low-middle). Khác với âm cao (treble) và trầm (bass) có thể điều chỉnh để “nịnh” tai người nghe (mà nhiều quán cà phê vẫn làm thế bằng equalizer), âm trung- thấp khó tăng giảm hơn. Những người chơi nhạc nhà nghề thường căn cứ vào dạng âm thanh này để đánh giá. Album của những ca sĩ như Louis Amstrong, Randy Travis, Chriss Rea….sẽ giúp bạn kiểm nghiệm chính xác nguyên tắc này. Một giọng nam trầm, nghe như xuất phát từ *****g ngực và cực kỳ "có hồn" , ấm áp là biểu hiện của đẳng cấp dàn máy. Khi nghe thử trong khoảng tối không đèn, nếu bạn cảm giác như tiếng hát "nhô" lên phía trước, ca sĩ như đứng ngay trước mặt thì bạn có thể yên tâm về các thiết bị âm thanh của mình.
"Ðộ hoành tráng": thử nghiệm bằng dàn nhạc hòa tấu
Khi ngồi trước cặp loa nghe nhạc, bạn sẽ chìm trong không gian lập thể hai chiều (stereo) nên khó cảm nhận “độ sâu” hay “độ hoành tráng" của âm thanh. Tuy nhiên một dàn máy hi-end hoàn toàn có thể tạo dựng được điều đó. Nếu nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn xác định rõ ràng vị trí từng nghệ sĩ trong dàn nhạc: dàn dây bên trái, dàn hơi bên phải, bộ gõ phía sau… tức là âm thanh đã có "chiều sâu hoành tráng" rồi đó.
Một số chuyên gia am tường còn có khả năng nhận biết cả số lượng nhạc công biểu diễn (thí dụ 8 cây violon, 4 cây cello, 2 kèn ôboa….) hay phân biệt chính xác hai dàn nhạc cùng chơi một tác phẩm trong 2 CD khác nhau. Những bản nhạc thường được dùng để đánh giá chỉ tiêu này là các album của Johan Strauss, Beethoven hay nhạc sĩ đương thời Yani… Có điều cần lưu ý là khi nghe thử, bạn không nên mở volume lớn vì một dàn máy tốt phải cung cấp “đủ tiếng” ngay cả khi âm lượng “vừa đủ nghe”.
"Ðộ trung thực" của âm thanh
Hãy bắt đầu bằng tiếng độc tấu piano và contrebass. Hai nhạc cụ này cho phép ta test khoảng âm cao (treble) và trầm (bass) là những "vùng nhạy cảm" với thính giác. Một nốt nhạc piano cao "tròn trịa", không bị "vỡ”, có cảm giác "mọng", đó là âm thanh gần với tự nhiên. Tương tự thế, một tiếng contrebass "sâu", "gọn", "nặng" và " không có đuôi” chứng tỏ độ xử lý tinh tế của dàn máy. Thông thường khi dùng kỹ thuật test này, dễ nhận thấy rằng ampli bóng đèn có ưu thế hơn bán dẫn rất nhiều, cảm giác âm thanh êm và nghe càng lâu càng thấy hay, hoàn toàn không bị "mệt". Dĩ nhiên để cảm nhận được điều này, ngoài khả năng bẩm sinh về "nhạy cảm thính giác", bạn còn phải có một quá trình nghiên cứu - nghe thử - so sánh âm thanh thật trong các buổi trình diễn với âm thanh của các dàn máy khác nhau. Trong khi thử nghiệm, bạn nên sử dụng những đĩa CD nguyên gốc (nếu có đĩa test càng tốt), lựa chọn môi trường cách âm tiêu chuẩn và nghe vào thời điểm đêm khuya để việc đánh giá chính xác hơn.
"Ðộ ấm áp": giọng nam trầm là thước đo cơ bản
Thực ra chất lượng âm thanh của một dàn máy chủ yếu nằm ở khoảng tần số trung-thấp (low-middle). Khác với âm cao (treble) và trầm (bass) có thể điều chỉnh để “nịnh” tai người nghe (mà nhiều quán cà phê vẫn làm thế bằng equalizer), âm trung- thấp khó tăng giảm hơn. Những người chơi nhạc nhà nghề thường căn cứ vào dạng âm thanh này để đánh giá. Album của những ca sĩ như Louis Amstrong, Randy Travis, Chriss Rea….sẽ giúp bạn kiểm nghiệm chính xác nguyên tắc này. Một giọng nam trầm, nghe như xuất phát từ *****g ngực và cực kỳ "có hồn" , ấm áp là biểu hiện của đẳng cấp dàn máy. Khi nghe thử trong khoảng tối không đèn, nếu bạn cảm giác như tiếng hát "nhô" lên phía trước, ca sĩ như đứng ngay trước mặt thì bạn có thể yên tâm về các thiết bị âm thanh của mình.
"Ðộ hoành tráng": thử nghiệm bằng dàn nhạc hòa tấu
Khi ngồi trước cặp loa nghe nhạc, bạn sẽ chìm trong không gian lập thể hai chiều (stereo) nên khó cảm nhận “độ sâu” hay “độ hoành tráng" của âm thanh. Tuy nhiên một dàn máy hi-end hoàn toàn có thể tạo dựng được điều đó. Nếu nhắm mắt lại tưởng tượng, bạn xác định rõ ràng vị trí từng nghệ sĩ trong dàn nhạc: dàn dây bên trái, dàn hơi bên phải, bộ gõ phía sau… tức là âm thanh đã có "chiều sâu hoành tráng" rồi đó.
Một số chuyên gia am tường còn có khả năng nhận biết cả số lượng nhạc công biểu diễn (thí dụ 8 cây violon, 4 cây cello, 2 kèn ôboa….) hay phân biệt chính xác hai dàn nhạc cùng chơi một tác phẩm trong 2 CD khác nhau. Những bản nhạc thường được dùng để đánh giá chỉ tiêu này là các album của Johan Strauss, Beethoven hay nhạc sĩ đương thời Yani… Có điều cần lưu ý là khi nghe thử, bạn không nên mở volume lớn vì một dàn máy tốt phải cung cấp “đủ tiếng” ngay cả khi âm lượng “vừa đủ nghe”.
Khi đã sắm dàn hi-end, nhiều người cũng đầu tư không ít cho phần đĩa để cảm nhận sự khác biệt về âm thanh.
"Phần cứng" và "phần mềm": nên cùng đẳng cấp
Cũng giống như trong vi tính, một dàn máy hi-end (phần cứng) chỉ phát huy hết khả năng khi sử dụng những đĩa nhạc CD (phần mềm) chất lượng cao. Nhiều người nghĩ đơn giản rằng tín hiệu digital chép từ đĩa gốc qua đĩa trắng sẽ không thay đổi chất lượng, tuy nhiên khi đưa vào dàn máy hi-end thì mức độ chênh lệch hoàn toàn rõ rệt: độ "tròn tiếng", "sạch sẽ”, sự ấm áp, tinh tế và "hùng tráng" của âm thanh đều bị “hao hụt” đi nhiều. Do đó nhiều hãng sản xuất đầu đọc CD cao cấp như C.E.C, Accuphase, Goldmun… chỉ thiết kế cho người sử dụng nghe đĩa gốc, không đọc được đĩa chép, nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh cao nhất, phát huy hiệu quả tối đa của dàn máy.
Có thể khi nghe so sánh đĩa chép với đĩa gốc, nhiều người sẽ cho rằng mức giá gấp nhiều chục lần không phù hợp với sự chênh lệch âm thanh đem lại, tuy nhiên ở đẳng cấp hi-end, sự cải thiện âm thanh khoảng 10%, người chơi đã không còn chấp nhận thưởng thức âm thanh cũ nữa, và họ sẵn sàng trả thêm tiền cho sự thay đổi đó.
Chọn CD hi-end chất lượng cao
Chất liệu đĩa, hãng sản xuất, quy trình ghi âm và công nghệ ứng dụng là những yếu tố quyết định chất lượng một đĩa CD gốc.
Về nguyên tắc, khi lựa chọn, người mua khó phân biệt chất liệu làm đĩa CD, tuy nhiên qua cảm quan có thể phần nào đánh giá được điều đó. Một số CD được quảng cáo là đĩa vàng (gold disc) do có tráng một lớp kim loại đặc biệt ánh vàng trên bề mặt để tạo hiệu quả âm thanh và tăng độ bền sản phẩm. Những gold disc như thế thường phát hành với số lượng hạn chế và giá bán rất cao, nhưng bù lại chất lượng âm thanh ở mức độ hoàn toàn tin tưởng.
Ðối với các CD thông thường khác, chỉ tiêu lựa chọn hợp lý hơn là căn cứ vào thương hiệu của hãng sản xuất. Một hãng có tên tuổi thường đồng nghĩa với quy trình công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến và đội ngũ chuyên môn lành nghề, vì vậy người chơi có kinh nghiệm thường xuất phát từ yếu tố này khi lựa chọn. Muốn thưởng thức nhạc classic phải tìm đến Sony Music Entertainment, EMI, BMG, Grammophon… , nhạc jazz, country, blue thì có Real Music, Chesky Record, Prestige, TelarcDigital… Ðó là những tên tuổi tiên phong trong từng thể loại âm nhạc mà người nghe có thể tra cứu dễ dàng trên các website chuyên ngành.
Những CD cao cấp thường cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình ghi âm cho người nghe tham khảo. Những quy trình này được thể hiện dưới dạng ký tự A (analogue) và D (digital). Thí dụ đĩa CD sản xuất theo quy trình ADD nghĩa là người ta sử dụng một máy ghi âm analogue trong quá trình thu tiếng và máy kỹ thuật số (digital) để hoà âm và ghi đĩa. Những CD có dùng kỹ thuật analogue thường sử dụng bản gốc từ những thập niên trước 80, khi kỹ thuật số chưa phát triển, âm thanh "mộc" và "tự nhiên" nhưng bộc lộ nhiều "âm tạp" , còn CD toàn số hóa (DDD) thì sắc sảo, chi tiết nhưng "khôâ" và "lạnh" hơn. Do đó, căn cứ vào những ký hiệu này người mua có thể biết phần nào chất luợng âm thanh của CD và quyết định lựa chọn theo sở thích của mình.
Bên cạnh các chi tiết kể trên, những thông tin về công nghệ chế tạo cũng là một chỉ tiêu tham khảo có giá trị. Các CD ký hiệu HDCD (High Definition Compatible Digital), XrCD (Extended Resolution CD) hay SACD (Super Audio CD)… thể hiện những công nghệ ghi âm tiến bộ nhất trong lĩnh vực số hoá (digital) mà các hãng ứng dụng để sản xuất ra dòng sản phẩm chất lượng cao của họ. Dĩ nhiên những đĩa CD theo tiêu chuẩn đó đòi hỏi phải có bộ phận giải mã tương ứng mới phát huy hết tác dụng.
Với sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, rõ ràng mức độ cải thiện chất lượng âm thanh của “phần mềm” hi-end chưa có điểm dừng, và còn nhiều bất ngờ thú vị.
Ðịa chỉ bán đĩa hi-end
• Audiophile Music:
45D Ðinh Tiên Hoàng, Q.1
• Once Upon A Time:
369 đường Ba Tháng Hai, Q.10
"Loa còi" Uno của Avantgarde Acoustic
Khởi đầu bằng sự đam mê, một nhóm kỹ sư và nhà thiết kế trẻ đã thành lập một xưởng chế tạo loa cao cấp ở thành phố Odenwald (Cộng hoà liên bang Ðức) lấy tên là Avantgarde Acoustic. Suốt 10 năm nay, với hơn 2.500 cặp loa đã được bán ra trên toàn thế giới, Avantgarde luôn ở vị trí dẫn đầu của thị trường "loa còi" hi-end đặc biệt này.
"Phần cứng" và "phần mềm": nên cùng đẳng cấp
Cũng giống như trong vi tính, một dàn máy hi-end (phần cứng) chỉ phát huy hết khả năng khi sử dụng những đĩa nhạc CD (phần mềm) chất lượng cao. Nhiều người nghĩ đơn giản rằng tín hiệu digital chép từ đĩa gốc qua đĩa trắng sẽ không thay đổi chất lượng, tuy nhiên khi đưa vào dàn máy hi-end thì mức độ chênh lệch hoàn toàn rõ rệt: độ "tròn tiếng", "sạch sẽ”, sự ấm áp, tinh tế và "hùng tráng" của âm thanh đều bị “hao hụt” đi nhiều. Do đó nhiều hãng sản xuất đầu đọc CD cao cấp như C.E.C, Accuphase, Goldmun… chỉ thiết kế cho người sử dụng nghe đĩa gốc, không đọc được đĩa chép, nhằm đảm bảo chất lượng âm thanh cao nhất, phát huy hiệu quả tối đa của dàn máy.
Có thể khi nghe so sánh đĩa chép với đĩa gốc, nhiều người sẽ cho rằng mức giá gấp nhiều chục lần không phù hợp với sự chênh lệch âm thanh đem lại, tuy nhiên ở đẳng cấp hi-end, sự cải thiện âm thanh khoảng 10%, người chơi đã không còn chấp nhận thưởng thức âm thanh cũ nữa, và họ sẵn sàng trả thêm tiền cho sự thay đổi đó.
Chọn CD hi-end chất lượng cao
Chất liệu đĩa, hãng sản xuất, quy trình ghi âm và công nghệ ứng dụng là những yếu tố quyết định chất lượng một đĩa CD gốc.
Về nguyên tắc, khi lựa chọn, người mua khó phân biệt chất liệu làm đĩa CD, tuy nhiên qua cảm quan có thể phần nào đánh giá được điều đó. Một số CD được quảng cáo là đĩa vàng (gold disc) do có tráng một lớp kim loại đặc biệt ánh vàng trên bề mặt để tạo hiệu quả âm thanh và tăng độ bền sản phẩm. Những gold disc như thế thường phát hành với số lượng hạn chế và giá bán rất cao, nhưng bù lại chất lượng âm thanh ở mức độ hoàn toàn tin tưởng.
Ðối với các CD thông thường khác, chỉ tiêu lựa chọn hợp lý hơn là căn cứ vào thương hiệu của hãng sản xuất. Một hãng có tên tuổi thường đồng nghĩa với quy trình công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến và đội ngũ chuyên môn lành nghề, vì vậy người chơi có kinh nghiệm thường xuất phát từ yếu tố này khi lựa chọn. Muốn thưởng thức nhạc classic phải tìm đến Sony Music Entertainment, EMI, BMG, Grammophon… , nhạc jazz, country, blue thì có Real Music, Chesky Record, Prestige, TelarcDigital… Ðó là những tên tuổi tiên phong trong từng thể loại âm nhạc mà người nghe có thể tra cứu dễ dàng trên các website chuyên ngành.
Những CD cao cấp thường cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình ghi âm cho người nghe tham khảo. Những quy trình này được thể hiện dưới dạng ký tự A (analogue) và D (digital). Thí dụ đĩa CD sản xuất theo quy trình ADD nghĩa là người ta sử dụng một máy ghi âm analogue trong quá trình thu tiếng và máy kỹ thuật số (digital) để hoà âm và ghi đĩa. Những CD có dùng kỹ thuật analogue thường sử dụng bản gốc từ những thập niên trước 80, khi kỹ thuật số chưa phát triển, âm thanh "mộc" và "tự nhiên" nhưng bộc lộ nhiều "âm tạp" , còn CD toàn số hóa (DDD) thì sắc sảo, chi tiết nhưng "khôâ" và "lạnh" hơn. Do đó, căn cứ vào những ký hiệu này người mua có thể biết phần nào chất luợng âm thanh của CD và quyết định lựa chọn theo sở thích của mình.
Bên cạnh các chi tiết kể trên, những thông tin về công nghệ chế tạo cũng là một chỉ tiêu tham khảo có giá trị. Các CD ký hiệu HDCD (High Definition Compatible Digital), XrCD (Extended Resolution CD) hay SACD (Super Audio CD)… thể hiện những công nghệ ghi âm tiến bộ nhất trong lĩnh vực số hoá (digital) mà các hãng ứng dụng để sản xuất ra dòng sản phẩm chất lượng cao của họ. Dĩ nhiên những đĩa CD theo tiêu chuẩn đó đòi hỏi phải có bộ phận giải mã tương ứng mới phát huy hết tác dụng.
Với sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, rõ ràng mức độ cải thiện chất lượng âm thanh của “phần mềm” hi-end chưa có điểm dừng, và còn nhiều bất ngờ thú vị.
Ðịa chỉ bán đĩa hi-end
• Audiophile Music:
45D Ðinh Tiên Hoàng, Q.1
• Once Upon A Time:
369 đường Ba Tháng Hai, Q.10
"Loa còi" Uno của Avantgarde Acoustic
Khởi đầu bằng sự đam mê, một nhóm kỹ sư và nhà thiết kế trẻ đã thành lập một xưởng chế tạo loa cao cấp ở thành phố Odenwald (Cộng hoà liên bang Ðức) lấy tên là Avantgarde Acoustic. Suốt 10 năm nay, với hơn 2.500 cặp loa đã được bán ra trên toàn thế giới, Avantgarde luôn ở vị trí dẫn đầu của thị trường "loa còi" hi-end đặc biệt này.
Trong lĩnh vực âm thanh, "loa còi" (horn loudspeakers) là một trong những khái niệm lâu đời nhất. Trên 100 năm trước, Emile Berliger giới thiệu với công chúng chiếc máy hát đĩa đầu tiên hoạt động theo nguyên lý dùng một ống hình phễu khuếch đại âm thanh từ sự dao động cơ khí của kim trên mặt đĩa nhựa. Ðó chính là chiếc "loa còi" đầu tiên trong lịch sử. Trải qua năm tháng, kỹ thuật thiết kế và chế tạo loa ngày càng hoàn thiện, cho đến ngày nay, chất lượng loa còi đã phát triển ở mức độ cao và tiếp tục phát huy những ưu điểm nổi bật của mình trong làng âm thanh quốc tế.
Có thể nhận ra nguyên lý cơ bản của loa còi được ứng dụng ở khắp nơi: tai người có cấu tạo theo hình còi, nhà hát Hy Lạp nổi tiếng Epidaurus cũng có kiến trúc tương tự, và khi bạn chụm hai tay lại đặt lên miệng, tiếng nói sẽ vang xa….Như thế, bản chất của loa còi là sử dụng những thiết bị hình ống phễu đặc biệt để khuếch đại âm thanh từ một màng rung dưới tác động của một nguồn phát tín hiệu nào đó.
"Loa còi" Uno của Avantgarde
Là đứa "em áp chót" trong “4 anh em gia đình Avantgarde" (Trio, Duo, Uno và Solo),
Uno cao 140 cm, sâu 710cm và rộng 570cm, rất thích hợp với một phòng nghe nhạc trung bình. Ðược thiết kế với 2 loa còi hình cầu phụ trách âm vực trung - cao (middle - treble) và một loa siêu trầm (subwoofer) trang bị amplifier, Uno có độ nhạy rất cao (101dB) nên không đòi hỏi các thiết bị khuếch đại đi kèm phải có công suất lớn. Nhà sản xuất gợi ý sử dụng ampli khoảng 15W, diện tích phòng nghe cỡ 16m2 là điều kiện tiêu chuẩn để phát huy tác dụng của loại loa này.
Nguyên liệu chế tạo loa là một loại polyme tinh khiết có tên ABS (hỗn hợp acrylnitril- butadien và styrol), độc quyền phát minh của Avantgarde có tác dụng đảm bảo tối đa chất lượng âm thanh và độ bền sản phẩm. Subwoofer sử dụng một loa đường kính 7 inch với amplifier bên trong có công suất 150W, được thiết kế hoàn toàn bởi các kỹ sư tài năng của Avantgarde.
Âm thanh
Hoàn toàn không quá lời khi nói âm thanh loa còi Avantgarde "tự nhiên như bất kỳ âm thanh tự nhiên nào khác". Ðiểm nổi bật của Uno là giọng ca rất ấm áp, nhiều màu sắc và dàn nhạc thì vô cùng hoành tráng. Chỉ với một ampli nhỏ bé mà khi kết hợp với cặp loa này, bạn có cảm giác như đem dàn nhạc giao hưởng về nhà với tất cả mọi nhạc cụ của nó. Ðặc biệt đối với những âm tần phía dưới (low-middle và bass), loa còi Uno Avantgarde thể hiện sự quyến rũ mà không một loại loa nào có thể thay thế được. Một khúc độc tấu cello, một tiếng thở saxophone hay một giọng nữ trầm mệt mỏi…đều được Uno tái tạo một cách tự nhiên vô cùng. Thêm lần nữa tính cách Ðức lại được khẳng định thông qua những sản phẩm của họ: chính xác, nghiêm túc, hợp lý và đầy uy lực.
Sử dụng
Tất cả các loa còi đều có độ nhạy cao, vì vậy chúng phù hợp nhất với các amplifier sử dụng bóng đèn công suất nhỏ mà tinh tế. Những người đã có kinh nghiệm với Uno gợi ý nên lựa chọn amplifier đèn 300B để phát huy tối đa ưu thế loại loa này. Ngoài ra chính yếu tố độ nhạy cũng là một trở ngại cần lưu ý: nên thận trọng xử lý phòng ốc, dây dẫn và các thiết bị điện khác để tránh tình trạng nhiễu, ù thường xuất hiện.
Ampli công suất Midwest Audio Classic 300B
Có thể nhận ra nguyên lý cơ bản của loa còi được ứng dụng ở khắp nơi: tai người có cấu tạo theo hình còi, nhà hát Hy Lạp nổi tiếng Epidaurus cũng có kiến trúc tương tự, và khi bạn chụm hai tay lại đặt lên miệng, tiếng nói sẽ vang xa….Như thế, bản chất của loa còi là sử dụng những thiết bị hình ống phễu đặc biệt để khuếch đại âm thanh từ một màng rung dưới tác động của một nguồn phát tín hiệu nào đó.
"Loa còi" Uno của Avantgarde
Là đứa "em áp chót" trong “4 anh em gia đình Avantgarde" (Trio, Duo, Uno và Solo),
Uno cao 140 cm, sâu 710cm và rộng 570cm, rất thích hợp với một phòng nghe nhạc trung bình. Ðược thiết kế với 2 loa còi hình cầu phụ trách âm vực trung - cao (middle - treble) và một loa siêu trầm (subwoofer) trang bị amplifier, Uno có độ nhạy rất cao (101dB) nên không đòi hỏi các thiết bị khuếch đại đi kèm phải có công suất lớn. Nhà sản xuất gợi ý sử dụng ampli khoảng 15W, diện tích phòng nghe cỡ 16m2 là điều kiện tiêu chuẩn để phát huy tác dụng của loại loa này.
Nguyên liệu chế tạo loa là một loại polyme tinh khiết có tên ABS (hỗn hợp acrylnitril- butadien và styrol), độc quyền phát minh của Avantgarde có tác dụng đảm bảo tối đa chất lượng âm thanh và độ bền sản phẩm. Subwoofer sử dụng một loa đường kính 7 inch với amplifier bên trong có công suất 150W, được thiết kế hoàn toàn bởi các kỹ sư tài năng của Avantgarde.
Âm thanh
Hoàn toàn không quá lời khi nói âm thanh loa còi Avantgarde "tự nhiên như bất kỳ âm thanh tự nhiên nào khác". Ðiểm nổi bật của Uno là giọng ca rất ấm áp, nhiều màu sắc và dàn nhạc thì vô cùng hoành tráng. Chỉ với một ampli nhỏ bé mà khi kết hợp với cặp loa này, bạn có cảm giác như đem dàn nhạc giao hưởng về nhà với tất cả mọi nhạc cụ của nó. Ðặc biệt đối với những âm tần phía dưới (low-middle và bass), loa còi Uno Avantgarde thể hiện sự quyến rũ mà không một loại loa nào có thể thay thế được. Một khúc độc tấu cello, một tiếng thở saxophone hay một giọng nữ trầm mệt mỏi…đều được Uno tái tạo một cách tự nhiên vô cùng. Thêm lần nữa tính cách Ðức lại được khẳng định thông qua những sản phẩm của họ: chính xác, nghiêm túc, hợp lý và đầy uy lực.
Sử dụng
Tất cả các loa còi đều có độ nhạy cao, vì vậy chúng phù hợp nhất với các amplifier sử dụng bóng đèn công suất nhỏ mà tinh tế. Những người đã có kinh nghiệm với Uno gợi ý nên lựa chọn amplifier đèn 300B để phát huy tối đa ưu thế loại loa này. Ngoài ra chính yếu tố độ nhạy cũng là một trở ngại cần lưu ý: nên thận trọng xử lý phòng ốc, dây dẫn và các thiết bị điện khác để tránh tình trạng nhiễu, ù thường xuất hiện.
Ampli công suất Midwest Audio Classic 300B
Cần thời gian "chạy rodage" cho máy
Tất cả các bộ phận trong dàn máy, từ CD, giải mã D/A, pre-amplifier, amplifier, loa, dây dẫn… ở đẳng cấp cao đều cần có thời gian "chạy rodage" để phát huy tối đa chất lượng. Khoảng thời gian đó có thể tính bằng ngày hoặc bằng tháng tùy thuộc chủng loại và đặc điểm của từng sản phẩm. Thiết bị điện tử (CD, amplifier) cần từ vài ngày đến vài tuần. Riêng đối với loa thì nguyên lý chế tạo sẽ quyết định thời gian rodage hợp lý. Theo đó các loại loa điện động (electrodynamique- thí dụ loa mành) đòi hỏi từ vài ngày đến vài tháng, còn loa điện tĩnh (electrostatique- các loa thông thường) thì sẽ phải từ 6 đến 8 tháng hoặc lâu hơn nữa. Trong giai đoạn này, các thiết bị nên được duy trì ở chế độ làm việc liên tục, trên 12 giờ mỗi ngày, ở mức âm lượng thấp để dòng điện và nhiệt độ tác động giúp " tối ưu hóa" các thông số kỹ thuật và đưa máy vào chế độ làm việc ổn định. Và như thế, nếu những ngày đầu tiên bạn cảm thấy chưa thỏa mãn với dàn máy của mình thì chớ vội lo ngại, với thời gian tình hình sẽ được cải thiện dần.
Chăm sóc kỹ phòng nghe
Không gian nghe nhạc có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng âm thanh. Xử lý tường, sàn, trần và lựa chọn các vật liệu phù hợp là bài toán cần cân nhắc kỹ. Tường bọc vải sẽ hút 70% âm cao (treble) và phản hồi 100% âm trầm (bass); khi đó ta nghe như tiếng bass lớn lên còn treble yếu đi, và âm thanh sẽ có vẻ mềm mại. Còn nếu dùng các vật liệu cứng (sơn tường, dán giấy plastic hoặc treo nhiều tranh khung kính…) thì các âm ở tần số 2.000 Hz- 4.000Hz (là khoảng nhạy cảm nhất đối với tai người) sẽ phản hồi hoàn toàn, vì vậy ta có cảm giác bị ồn, âm middle nhiều và hơi cứng.
Khi so sánh hệ số hút âm của các loại vật liệu chủ yếu như gạch, thạch cao, bê-tông, gỗ, thảm, màn nhung…người ta nhận thấy màn nhung là vật liệu hút âm tốt nhất, cho phép khử những tiếng dội ở cả 3 dải tần chính. Do đó người ta thường sử dụng vật liệu này trong các rạp chiếu phim, nhà hát đòi hỏi kỹ thuật cách âm cao. Bên cạnh đó, những vật liệu cứng, bề mặt nhẵn (bê-tông, kính…) có độ hút âm thấp, ta cần xử lý tiếng dội cẩn thận hơn. Nhiều người đã sử dụng các tấm tản âm bằng gỗ, thiết kế theo kiểu lá sách cửa sổ, đặt ở 4 bức tường trong phòng, để giải quyết bài toán này và đã thấy hiệu quả rõ ràng.
Tất cả các bộ phận trong dàn máy, từ CD, giải mã D/A, pre-amplifier, amplifier, loa, dây dẫn… ở đẳng cấp cao đều cần có thời gian "chạy rodage" để phát huy tối đa chất lượng. Khoảng thời gian đó có thể tính bằng ngày hoặc bằng tháng tùy thuộc chủng loại và đặc điểm của từng sản phẩm. Thiết bị điện tử (CD, amplifier) cần từ vài ngày đến vài tuần. Riêng đối với loa thì nguyên lý chế tạo sẽ quyết định thời gian rodage hợp lý. Theo đó các loại loa điện động (electrodynamique- thí dụ loa mành) đòi hỏi từ vài ngày đến vài tháng, còn loa điện tĩnh (electrostatique- các loa thông thường) thì sẽ phải từ 6 đến 8 tháng hoặc lâu hơn nữa. Trong giai đoạn này, các thiết bị nên được duy trì ở chế độ làm việc liên tục, trên 12 giờ mỗi ngày, ở mức âm lượng thấp để dòng điện và nhiệt độ tác động giúp " tối ưu hóa" các thông số kỹ thuật và đưa máy vào chế độ làm việc ổn định. Và như thế, nếu những ngày đầu tiên bạn cảm thấy chưa thỏa mãn với dàn máy của mình thì chớ vội lo ngại, với thời gian tình hình sẽ được cải thiện dần.
Chăm sóc kỹ phòng nghe
Không gian nghe nhạc có ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng âm thanh. Xử lý tường, sàn, trần và lựa chọn các vật liệu phù hợp là bài toán cần cân nhắc kỹ. Tường bọc vải sẽ hút 70% âm cao (treble) và phản hồi 100% âm trầm (bass); khi đó ta nghe như tiếng bass lớn lên còn treble yếu đi, và âm thanh sẽ có vẻ mềm mại. Còn nếu dùng các vật liệu cứng (sơn tường, dán giấy plastic hoặc treo nhiều tranh khung kính…) thì các âm ở tần số 2.000 Hz- 4.000Hz (là khoảng nhạy cảm nhất đối với tai người) sẽ phản hồi hoàn toàn, vì vậy ta có cảm giác bị ồn, âm middle nhiều và hơi cứng.
Khi so sánh hệ số hút âm của các loại vật liệu chủ yếu như gạch, thạch cao, bê-tông, gỗ, thảm, màn nhung…người ta nhận thấy màn nhung là vật liệu hút âm tốt nhất, cho phép khử những tiếng dội ở cả 3 dải tần chính. Do đó người ta thường sử dụng vật liệu này trong các rạp chiếu phim, nhà hát đòi hỏi kỹ thuật cách âm cao. Bên cạnh đó, những vật liệu cứng, bề mặt nhẵn (bê-tông, kính…) có độ hút âm thấp, ta cần xử lý tiếng dội cẩn thận hơn. Nhiều người đã sử dụng các tấm tản âm bằng gỗ, thiết kế theo kiểu lá sách cửa sổ, đặt ở 4 bức tường trong phòng, để giải quyết bài toán này và đã thấy hiệu quả rõ ràng.
Một trong các niềm vui của đệ tử âm thanh là tìm tòi nghiên cứu để tự thiết kế cho mình một dàn máy hi-end đạt tiêu chuẩn chất lượng tối đa- giá tiền tối thiểu. Họ đầu tư rất nhiều tâm trí, thời gian, sức lực để thỏa mãn niềm đam mê đó. Tuần này chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm chơi hi-end của ôâng X., hiện sống ở London, là một công chức về hưu có trên 30 năm gắn bó với hi-end.
Dựa vào các tạp chí chuyên ngành như Stereophile, Whats hifi, La nouvelle revue du son et du cinema… và tham khảo thông tin từ các địa chỉ website về hi-end trên mạng, tôi quyết định tự lựa chọn dàn máy nghe nhạc với hai tiêu chí quan trọng: các thiết bị phải hài hoà với nhau và giá thành phải phù hợp với khả năng của mình.
Phần nguồn (CD Player) tôi sử dụng hiệu Meridian 508.24 (Anh) với bộ giải mã D/A bên trong đã được cải tiến rất nhiều so với version 508 trước kia. Ưu điểm nổi bật của CD này là âm thanh tròn trịa, sạch sẽ và mượt mà đúng như truyền thống lâu đời của công nghiệp hi-end audio Anh quốc. Kết hợp với CD trên là pre amplifier Audio Research LS-8, thương hiệu Mỹ nổi tiếng về độ ấm áp và tinh tế nhờ bí quyết chế tạo mạch bóng đèn điện tử đẳng cấp cao.
Ðể tiết kiệm chi phí, tôi sử dụng ampli của Maison de lAudiophile, một hãng chuyên cung cấp các loại bóng đèn điện tử ở thủ đô Paris. Ampli này chạy bằng bóng EL84 (Nga) và 300B (Trung Quốc), công suất nhỏ (14W/bên) nhưng nghe cực kỳ ấn tượng. Theo lời khuyên của một người bạn, tôi sử dụng các tụ điện dầu tuy cũ kỹ nhưng cho một thứ âm thanh đầy cá tính với độ trung thực cao.
Loa tôi lựa chọn là JBL 4341 (1984), thuộc serie 43, dòng sản phẩm huyền thoại của JBL (đã tự hào trang bị cho 80% các studio trên toàn nước Mỹ trong vòng 15 năm trời). Ðiểm nổi bật của cặp loa này là âm thanh rất mộc và có lực, dù ở tần số thấp (bass) hay cao (treble). Ðiều trở ngại duy nhất là tuổi thọ của loa không cao, cứ 10 năm phải thay màng loa một lần. Ngoài ra, hình dáng giống như cái tủ giày có thể gây phản cảm cho người kỹ tính.
Hệ thống dây dẫn là của hãng Van den Hull và Flatline với ưu thế tuyệt đối về độ trong sáng và chi tiết. Tuy nhiên, đối với những bản nhạc classic đòi hỏi sự hùng tráng và sâu lắng, tôi sử dụng dây Transparent hoặc Purist Audio. Khi đó âm thanh trở nên mềm mại hơn.
Toàn bộ dàn máy chi phí khoảng 5.000 USD và tôi mất 6 tháng để nghiên cứu và tìm tòi nơi bán đồ cũ. Nhưng tôi tin rằng nếu nghe thử trong phòng tối, dàn máy của tôi không hề thua kém bất kỳ dàn máy nào giá trị gấp hai hoặc ba lần nó. Và tôi cảm thấy rất hài lòng với sự lựa chọn của mình.
Nế bạn có điề kiện hơn tôi , dĩ nhiên bạn sẽ có được một dàn Hi End " xịnh" hon.
Dựa vào các tạp chí chuyên ngành như Stereophile, Whats hifi, La nouvelle revue du son et du cinema… và tham khảo thông tin từ các địa chỉ website về hi-end trên mạng, tôi quyết định tự lựa chọn dàn máy nghe nhạc với hai tiêu chí quan trọng: các thiết bị phải hài hoà với nhau và giá thành phải phù hợp với khả năng của mình.
Phần nguồn (CD Player) tôi sử dụng hiệu Meridian 508.24 (Anh) với bộ giải mã D/A bên trong đã được cải tiến rất nhiều so với version 508 trước kia. Ưu điểm nổi bật của CD này là âm thanh tròn trịa, sạch sẽ và mượt mà đúng như truyền thống lâu đời của công nghiệp hi-end audio Anh quốc. Kết hợp với CD trên là pre amplifier Audio Research LS-8, thương hiệu Mỹ nổi tiếng về độ ấm áp và tinh tế nhờ bí quyết chế tạo mạch bóng đèn điện tử đẳng cấp cao.
Ðể tiết kiệm chi phí, tôi sử dụng ampli của Maison de lAudiophile, một hãng chuyên cung cấp các loại bóng đèn điện tử ở thủ đô Paris. Ampli này chạy bằng bóng EL84 (Nga) và 300B (Trung Quốc), công suất nhỏ (14W/bên) nhưng nghe cực kỳ ấn tượng. Theo lời khuyên của một người bạn, tôi sử dụng các tụ điện dầu tuy cũ kỹ nhưng cho một thứ âm thanh đầy cá tính với độ trung thực cao.
Loa tôi lựa chọn là JBL 4341 (1984), thuộc serie 43, dòng sản phẩm huyền thoại của JBL (đã tự hào trang bị cho 80% các studio trên toàn nước Mỹ trong vòng 15 năm trời). Ðiểm nổi bật của cặp loa này là âm thanh rất mộc và có lực, dù ở tần số thấp (bass) hay cao (treble). Ðiều trở ngại duy nhất là tuổi thọ của loa không cao, cứ 10 năm phải thay màng loa một lần. Ngoài ra, hình dáng giống như cái tủ giày có thể gây phản cảm cho người kỹ tính.
Hệ thống dây dẫn là của hãng Van den Hull và Flatline với ưu thế tuyệt đối về độ trong sáng và chi tiết. Tuy nhiên, đối với những bản nhạc classic đòi hỏi sự hùng tráng và sâu lắng, tôi sử dụng dây Transparent hoặc Purist Audio. Khi đó âm thanh trở nên mềm mại hơn.
Toàn bộ dàn máy chi phí khoảng 5.000 USD và tôi mất 6 tháng để nghiên cứu và tìm tòi nơi bán đồ cũ. Nhưng tôi tin rằng nếu nghe thử trong phòng tối, dàn máy của tôi không hề thua kém bất kỳ dàn máy nào giá trị gấp hai hoặc ba lần nó. Và tôi cảm thấy rất hài lòng với sự lựa chọn của mình.
Nế bạn có điề kiện hơn tôi , dĩ nhiên bạn sẽ có được một dàn Hi End " xịnh" hon.
PrimaLuna được thành lập từ năm 2003 bởi Herman Van den Dungen chuyên gia hi-end 30 năm kinh nghiệm tại Hà Lan. Herman và Các Bạn thấu hiểu thế giới hi-end và biết người chơi âm thanh muốn gì. nên họ quyết tâm tạo ra các sản phẩm xử dụng đèn điện tử ( tube) mang tính đột phá cả về giá lẫn chất lượng
Bằng nỗ lực hết mình, thiết kế thông minh, tính toán khéo léo, nhất là lòng say mê , nhóm Prima đả chế tao thành công serie ampli đèn Prologue va Dialogue với tiêu chuẩn “mơ ước” là
RẺ - ĐẸP – BỀN và HAY XUẤt SẮC ! :
Đây là thành quả của các nhà thiết kế tài hoa Âu Châu như Marcel Croese( cựu chiến binh của Goldmund -Thụy Sĩ ), Dominique Chenet (từng làm cho hãng ampli đèn Jadis - France) và nhóm thiết kế Herman - Durob Audio BV Holland.
Ngay sau đợt phát hành đầu tiên, Primaluna đã trở thành 1 ngôi sao trên vòm trời âm thanh hi-end vì 2 yếu tố : Quá Hay và Quá Rẻ và đã làm cả cộng đồng Hi end kinh ngạc,thích thú . Nhiều nhà phê bình đồng ý rằng quả thực máy Primaluna đã cống hiến cho người xử dụng rất nhiều điều tốt đẹp mà ngay cả những chiếc máy mắc tiền hơn gấp bội cũng không làm được !
Primaluna có đặc điểm kiên cố như một chiếc “xe tăng” ,đẹp thanh lịch ,đẹp dễ thương kiểu Thụy sĩ với lớp sơn đặc biệt xanh đậm ánh bạc của loa Wilson Audio ( 5 lớp - đánh bóng kiểu sơn mài !) Linh kiện được chọn lọc kỹ lưỡng kèm theo những kỹ thụật đặc sắc ..Và trên tất cả là Primaluna đem đến cho thính giả một âm thanh độc đáo pha trộn giữa Âu Châu và Mỹ Châu ,một âm thanh vừa chuẩn mực kỹ thuật,vừa tinh tế, lãng mạn và đầy nhạc tính.
Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng là chắc chắn các bà vợ kính yêu sẽ ủng hộ khi bạn mua sắm Primaluna vì nó vừa hay vừa không làm bạn phỏng tay,cháy túi !
Trong thế giới tranh tối tranh sáng của thị trường hi-end đầu thế kỷ 21 này : hàng đẹp nhiều hàng hay ít , hãng lớn giảm chất lượng, hãng nhỏ thiếu chuyên sâu , giá tiền trên trời, âm thanh dưới đất thì Primaluna có lẽ là 1luồng ánh sáng mới, 1 cơ hội tốt dành cho người yêu âm nhạc, và người chơi hi-end thông minh.
Chúng tôi mời bạn tự giám định bằng đôi tai của mình để khám phá vì sao Primaluna thắng nhiều giải thưởng danh giá và đủ sức đang sánh vai với những người khổng lồ trong làng hi-end như AudioNote ,Audio Research, Conrad Johnson, Cary, Hovland, VTL …
Mọi sản phẩm Primaluna đều được chế tạo dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các chuyên gia
Hà Lan ,Thụy sĩ và đạt chuẩn chất lượng UL của Hoa Kỳ, và chuẩn chất lượng EC của Âu Châu
* Durob Audio BV Holland - PRIMALUNA -PO box 109-5250 AC Viljimren-The Netherlands / website: www.primaluna.nl / www.hiend-audiochoice.com
Bằng nỗ lực hết mình, thiết kế thông minh, tính toán khéo léo, nhất là lòng say mê , nhóm Prima đả chế tao thành công serie ampli đèn Prologue va Dialogue với tiêu chuẩn “mơ ước” là
RẺ - ĐẸP – BỀN và HAY XUẤt SẮC ! :
Đây là thành quả của các nhà thiết kế tài hoa Âu Châu như Marcel Croese( cựu chiến binh của Goldmund -Thụy Sĩ ), Dominique Chenet (từng làm cho hãng ampli đèn Jadis - France) và nhóm thiết kế Herman - Durob Audio BV Holland.
Ngay sau đợt phát hành đầu tiên, Primaluna đã trở thành 1 ngôi sao trên vòm trời âm thanh hi-end vì 2 yếu tố : Quá Hay và Quá Rẻ và đã làm cả cộng đồng Hi end kinh ngạc,thích thú . Nhiều nhà phê bình đồng ý rằng quả thực máy Primaluna đã cống hiến cho người xử dụng rất nhiều điều tốt đẹp mà ngay cả những chiếc máy mắc tiền hơn gấp bội cũng không làm được !
Primaluna có đặc điểm kiên cố như một chiếc “xe tăng” ,đẹp thanh lịch ,đẹp dễ thương kiểu Thụy sĩ với lớp sơn đặc biệt xanh đậm ánh bạc của loa Wilson Audio ( 5 lớp - đánh bóng kiểu sơn mài !) Linh kiện được chọn lọc kỹ lưỡng kèm theo những kỹ thụật đặc sắc ..Và trên tất cả là Primaluna đem đến cho thính giả một âm thanh độc đáo pha trộn giữa Âu Châu và Mỹ Châu ,một âm thanh vừa chuẩn mực kỹ thuật,vừa tinh tế, lãng mạn và đầy nhạc tính.
Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng là chắc chắn các bà vợ kính yêu sẽ ủng hộ khi bạn mua sắm Primaluna vì nó vừa hay vừa không làm bạn phỏng tay,cháy túi !
Trong thế giới tranh tối tranh sáng của thị trường hi-end đầu thế kỷ 21 này : hàng đẹp nhiều hàng hay ít , hãng lớn giảm chất lượng, hãng nhỏ thiếu chuyên sâu , giá tiền trên trời, âm thanh dưới đất thì Primaluna có lẽ là 1luồng ánh sáng mới, 1 cơ hội tốt dành cho người yêu âm nhạc, và người chơi hi-end thông minh.
Chúng tôi mời bạn tự giám định bằng đôi tai của mình để khám phá vì sao Primaluna thắng nhiều giải thưởng danh giá và đủ sức đang sánh vai với những người khổng lồ trong làng hi-end như AudioNote ,Audio Research, Conrad Johnson, Cary, Hovland, VTL …
Mọi sản phẩm Primaluna đều được chế tạo dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các chuyên gia
Hà Lan ,Thụy sĩ và đạt chuẩn chất lượng UL của Hoa Kỳ, và chuẩn chất lượng EC của Âu Châu
* Durob Audio BV Holland - PRIMALUNA -PO box 109-5250 AC Viljimren-The Netherlands / website: www.primaluna.nl / www.hiend-audiochoice.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét