Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

Để làm âm thanh cho một Big show, sound man cần gì!

Để có một show hoành tráng chất lượng ngoài những thiết bị PA chuyên nghiệp thì Amply xịn cho guitar và Bass là ko thể thiếu.
Trống, Bass và Guitar là những nhạc cụ linh hồn của dàn nhạc, khi cái gốc không ngon thì tổng thể có đạt được?
Trước đây tất cả amp cho guitar và bass đều do nhạc công tự trang bị nên rất hạn chế về tài chính ko thể có những amp pro, và hơn nữa những sound man ko hiểu rõ về amp và cách xử lý nên chất lượng của dàn nhạc rất thấp.
Hiện nay đã có một số cty đâu tư guitar amp và bass amp tốt như Fantasy có 2 amp guitar marshall JCM2000 và Marshall JCM800, 01 bass amp Ampeg, do đó những big show hiện nay fantasy làm khá hay.

Trong show ROckStorm cuối năm 2007 do fantasy làm âm thanh có thuê một sound man người Japan kết quả là âm thanh của show rất tốt, các band nhạc rất hài lòng. Qua tiết xúc với anh tôi nhận thấy rằng một sound man ko chỉ hiểu biết nắm rõ về các thiết bị PA mà còn phải thực sự hiểu biết về từng nhạc cụ như trống, bass, guitar. Có thẩm mỹ cao về âm thanh của các nhạc cụ, nắm rõ cơ chế hoạt động của từng nhạc cụ hiểu rõ tâm lý biểu diễn của các nghệ sỹ trên sân khấu, cao hơn nữa là hiểu biết về sound của các dòng nhạc khi có nhiều band nhạc khác nhau cùng chơi những dòng nhạc khác nhau.



Các ban nhạc nổi tiếng nước ngoài đều có sound man riêng ( 2 người, 1 làm FOH, 1 làm Monitor) nên ngoài việc kỹ thuật cao họ còn rất hiểu nhau và hiểu các thành viên của band.
Họ hiểu từng bài, từng cách chơi của các thành viên và đặc biệt là âm thanh mong muốn của từng người chơi.Tốt nhất là âm thanh người nghệ sỹ muốn tạo ra thế nào, khi hòa âm trong cả band sẽ thế nào người làm âm thanh phải mang tới người nghe như thế. Tất nhiên người nghệ sỹ và sound man cũng phải trao đổi góp ý với nhau thường xuyên. 



Ở VN thì sự phối hợp và hợp tác ko tốt, sound man thì ngại trao đổi hỏi ý kiến nhạc công, ca sỹ, nhạc công và ca sỹ thì...

Sound man còn phải phối hợp với người tổ chức, người thiết kế sân khấu, band... để bố trí vị trí của band, trống, loa monitor...

Ở VN...



Ở VN thì nhiều khi Ông thiết kế không có kinh nghiệm về biểu diễn live show, vể âm nhạc... bố trí, thiết kế lung tung, theo sở thich cá nhân hoặc ...chiều theo nhà tài trợ.
Có khi bố trí bục trống để quá xa guitar, keyboad...( quốc tế họ có tiêu chuẩn xa tối đa theo chiều ngang và dọc là bao nhiêu...bác nào cần email cho e).
Có khi lại bắt đặt bàn mixer FOH ngang sân khấu hoặc đôi khi sau sân khấu...thật ngu ngốc khi họ lý luận là khách hàng yêu cầu hoặc là công ty âm thanh này kia có sound man có thể làm được...tất nhiên là có thể làm được nhưng chất lượng thì ko thể hay được mà người làm rất khó chịu ( như la điếc hoặc bịt tai ma làm âm thanh vậy).
Người sound man nghe được âm thanh đầy đủ và hay thì mới sảng khoái và hứng thú để làm tôt ( vì vậy chỗ đặt bàn Mixer âm thanh phải là chỗ tốt nhất để nghe ( giữa không gian phia trước và cách sân khấu từ 30-60m tùy địa điểm tổ chức.



Có nhiều chương trình loa còn phải đặt sau màn hình Projector nưa kia. Các bác tưởng tượng loa ma lấy tấm vải bạt trùm kín phía trước thì nghe no thế nào??? bọn e cũng vì tiền mà làm thôi chứ nếu ko thì chẳng thèm làm, làm mà bản thân mình thấy tệ cũng chán lắm chứ...

Còn sound man cho monitor phải làm tiêu chuẩn và kỹ thuật chung nhưng cũng phải chiều theo sở thích riêng của từng cá nhân trong band và cả band để làm sao band nghe tốtm hay, có thế họ mới chơi hay và thỏa mãn khán giả.

Tóm lại là cả sound man và band đều phải hiểu yêu cầu cơ bản để set up một live show và phải tôn trong phối hợp với nhau.

Ở VN nhiều band rất "cá tính", guitar cứ chạy lung tung để thể hiện.
Anh có thể chạy nhảy, thay đổi vị trí nhưng với 2 điều kiện: một là anh phải bàn bạc với sound mand để họ bố trí loa monitor ở những vị trí mới của anh, hai là anh phải là người chơi rất điêu luyện và cả band của anh đã tập luyện trước những tình huống đó vì trên sân khấu trong lúc biểu diễn rất ồn, nếu ko có monitor a ko thể nghe rõ anh chơi như thế nào và đặc biệt ca sỹ và band a chơi ra sao, làm sao a có thể chơi đúng nhip? khi a sai nhip thì những người theo nhip của a cũng sai nốt, thế thì làm sao ma hay được??? bảo sao nhiều khán giả ko hiểu cứ nói là band này chơi hay lắm nhưng hôm nay ko hay là do âm thanh...

====
Có một tình huống nữa đáng lưu ý là monitor cho các thành viên ban nhạc và ca sỹ ( đặc biệt là rock show) phải có tín hiệu được mix riêng biệt sao cho khi cần có thể điều chỉnh thêm bớt âm lượng, effect, loại âm thanh nhạc cụ nào cần...mà ko hề ảnh hưởng tới các loa monitor khác. Ví dụ tôi chơi guitar bass, tôi chắc chắn là phải nghe rõ tiếng đàn của tôi trong loa monitor của tôi, tôi cũng cần phải nghe tiếng kick, snare để theo nhip, tiếng các nhạc cụ khác có thể bé hơn thậm chí ko cần vì tôi có thể nghe nho nho từ loa monitor của họ...
Các bác cứ tưởng tượng ông guitar bass lúc nào hứng chí chạy sang giao lưu với ông guitar lead ông ta sẽ ko nghe thấy tiếng của mình ( vì ông guitar lead ko cần nghe hoặc chỉ cần nghe nhỏ tiếng bass) thế là ông ấy đánh sai, đánh lung tung và...đổ thừa là âm thanh ko hay hoặc sound man kém. Thế giới người ta cũng chạy lung tung giao lưu nhưng người ta rất thành thạo, tập với nhau nhiều lần và trao đổi kỹ với sound man để khi đó tự động sound man tănng volume hoặc cho tiếng bass vào monitor của người mà anh sang giao lưu( đừng nghĩ là họ biểu diễn tự nhiên, càng chuyên nghiệp càng phải có kịch bản chi tiết và phải tuân thủ nghiêm túc). Tóm lại là mọi cái phải co kịch bản và chuẩn bị trước nếu ko những thành viên trong band sẽ khó chịu với anh, sau đó la khán giả sẽ phát hiện ra âm thanh lộn xộn, sound man sẽ tức tối với a...show diễn sẽ ko thành công vì anh...trừ khi anh là ngôi sao...

====
Hay ... nhà em chỉ tuyền bán đồ, cái môn đánh tươi tại trận (live show) ntn rất kém ...
Bác Hưng có cái gì hay hay thì mail cho em nhé phamchikien@nhanan.com.vn, phamchikien@fpt.vn .... thanks bác nhiều.
Lúc nào em bẩu mấy chú kỹ thuật dự án của em qua bác chỉ cho ít kinh nghiệm đánh sâu nhá ...

Mấy cái bác Hưng hỏi em thì lô hàng ấy lại là cho dự án nên cân giấy tờ NK >> thuế NK & VAT phải đóng đủ >>> về đến VN giá không hợp lý cho cá nhân nên em không ới bác . Lần dau có lô nào không cần chứng từ em sẽ ới bác há ...

====

Ở VN nhiều band rất "cá tính", guitar cứ chạy lung tung để thể hiện.
Anh có thể chạy nhảy, thay đổi vị trí nhưng với 2 điều kiện: một là anh phải bàn bạc với sound mand để họ bố trí loa monitor ở những vị trí mới của anh, hai là anh phải là người chơi rất điêu luyện và cả band của anh đã tập luyện trước những tình huống đó vì trên sân khấu trong lúc biểu diễn rất ồn, nếu ko có monitor a ko thể nghe rõ anh chơi như thế nào và đặc biệt ca sỹ và band a chơi ra sao, làm sao a có thể chơi đúng nhip? khi a sai nhip thì những người theo nhip của a cũng sai nốt, thế thì làm sao ma hay được??? bảo sao nhiều khán giả ko hiểu cứ nói là band này chơi hay lắm nhưng hôm nay ko hay là do âm thanh...


Loạt bài viết hay quá, xin cảm ơn bác Funktion one, nhân tiện bác cho em hỏi bởi em hơi thắc mắc là Guitarist cắm dây từ đàn vô bàn trộn, còn trên tai thường đeo Monitor/không dây, như vậy anh ta có di chuyển đi đâu trên sân khấu cũng vậy thôi, sao phải bố trí chuyển loa theo ạ ?


Thời gian qua nhanh quá, mới đó mà cái thời đàn ca sáo thổi đã ngót 20 năm rồi. Anh em VNAV homnafo tổ chức đại nhạc hội đi, mấy bác toàn đánh lẻ hát bàn tay vàng không hà, lụt nghề hết rồi nè.


Xin cảm ơn bác và mời tiếp tục ạ.


====
Việc sử dụng IEM gần đây mới trở nên phổ biến vì những lý do sau( đây là em trao đổi với các sound man quốc tế vì e chưa có hệ thống đó và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm):
Ưu điểm:
- Sân khấu nhìn sạch sẽ hơn, nhất là những show truyền hình, show rock live rất it dùng.
- Người dùng có thể đi lại tự do hơn ( ca sỹ vẫn phải lưu ý vì vẫn có hiện tượng feedback).
- Chi phí rẻ hơn, 1 bộ của shure gồm cả tai nghe khoảng 2200usd, nếu dùng hệ thống của Fantasies hiện nay: loa NexoPS15 2200usd/1c processor Nexo 1000usd/c, 1 channel Amp ( nếu đánh full) 1800usd/2=900usd, dây jack linh tinh 200usd, tổng cộng khoảng 4300usd ( comp, gate, eq thì cả 2 loại đều cần dùng. Một band có bao nhiêu người sẽ phải dùng bấy nhiêu bộ.
- Ít bị feed back từ loa monitor hơn, đặc biệt hữu ích khi biểu diễn ở phòng kín nhiều feedback, tiếng um như nhà A3 Giảng võ Hà nội...


Nhược điểm:
- Âm thanh các nhạc cụ nghe ko hay bằng vì dùng IEM người nhạc công nghe âm thanh mình chơi ko thật nên rất khó cho ra được tiếng mình mong muốn. Một ví dụ rất điển hình là người chơi guitar lead chẳng hạn, bình thường anh ta có một loa chỉ cho ra tiếng của mình ( thường là loa Marhall) và một loa monitor để nghe tiếng các nhạc cụ khác( và có thể cả tiếng của mình), anh ta sẽ tự điều chỉnh đàn, effect, amply Marshall trong lúc biểu diễn để có được âm thanh mong muốn còn sound man chỉ việc lấy micro SM58 hoặc các loại đặc biệt khác để lấy âm thanh đó mix lại, nếu a ta dung IEM thì sẽ ko dung Marshall nữa và khi đó âm thanh phát ra anh ta ko tự điều chỉnh được nhiều nên kém hay đặc biệt la khi chơi rock.
- Âm thanh nhạc công nghe bằng IEM sẽ bị delay ít nhiều nên sự phối hợp cả band cũng ko tôt.
- Đặc biệt quan trọng là cảm giác người chơi như bị tách biệt với cả band, với khán giả nên giảm sự hưng phấn, thăng hoa nên...chơi kém hay.


Vậy khi đi nghe rock các bác cần nghe hay or nhìn đẹp???


====
Guitarist cắm dây từ đàn vô bàn trộn, còn trên tai thường đeo Monitor/không dây, như vậy anh ta có di chuyển đi đâu trên sân khấu cũng vậy thôi, sao phải bố trí chuyển loa theo ạ ?


E quên chư trả lời bác cụ thể.
Khi anh đã dùng IEM thì cần gì phải có loa monitor nữa vì a có nghe được đâu???
Khi ko dùng IEM và sân khấu thiết kế đặc biệt, anh muốn di chuyển tới chỗ nào đó để đảm bảo chất lượng trình diễn sound man sẽ phải bố trí loa monitor ở đó cho anh và tất nhiên khi nào anh đến đó thì sound mand mới đẩy fader mở to lên để anh nghe rõ còn bình thường có thể tắt để khỏi làm ồn sân khấu, gây thêm feedback, gây nhiễu tới các nhạc công khác( vì vị trí loa đặt cách xa nhau sẽ có hiện tượng delay gây khó khăn trong việc nghe để chơi nhạc.


E xin lấy một ví dụ ở mình ca sỹ rất hay chạy lung tung, thậm chí chạy xuống chỗ khán giả trong lúc đang hát. Lúc đó ai là người đi nghe nhạc ( không phải là đi xem) thì cực kỳ khó chịu vì âm thanh thì bị vọng( delay) ca sỹ thì hát sai nhip...thật ko tôn trọng khán giả đi nghe nhạc, chỉ thu hút những người đi xem thôi...


====
Hiện nay những chương trình nhỏ( ko phải rock show) và một số chương trình Rock do kinh phí ít hoặc vì ly do gì đó người ta vẫn sử dụng hệ thống monitor chung 1mix cho cả band (quốc tế gọi là mix, nếu 2 đường gọi là 2mix, 8 người nhạc công dùng 8 đường riêng biệt gọi là 8mix).
Nên khi nhạc công hoặc ca sỹ yêu cầu nhạc cụ nào đó to lên hoặc bé đi hoặc bỏ hẳn tiếng trong monitor của họ thì...chịu vì nếu bỏ đi thì tất cả các monitor đều bị ảnh hưởng nên band sẽ rất khó chiu( mỗi người một yêu cầu và sở thích khác nhau).
Hoặc tôi thích nghe to, anh thich nghe bé...người làm âm thanh sẽ bó tay...
Hơn nữa khi tất cả các loa có tiếng giống nhau lại mở to thì trên sân khấu âm thanh monitor se rất ồn, các nhạc công nghe ko được rõ, nhiều feedback...cuối cùng la ko hay và hay cãi lôn với nhau và với sound man...đặc biệt là với rock show.
Chính vì thế để một show diễn đảm bảo, chi phí cho phần monitor ko ít hơn phần FOH.


Ví dụ: show có 7 nhạc công và 1 ca sỹ
FOH: 1 mixer, 2 effect, 1 EQ, 1 processor, 10amp, 20 loa
Monitor: 8 người cần 8 mix, 1 mixer có ít nhất 8aux, 2-8 channel effect, 8channel EQ, 8 channel comp, 8 channel processor, 8 channel amp, 8 loa, ngoài ra cần cho sidefill: 2 mix L và R, 2channel EQ, 2 channel amp, 4 loa full, 4 loa sub, 12 mic cho bộ trống, 10 mic cho nhac cụ khác, 2 amp và loa Marshall cho 2 guitar, 1 amp và loa Ampeg cho bass...


Thế nên làm chương trình pop hoặc hát đĩa MD hoặc CD đơn giản và rẻ tiền hơn rất nhiều. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét