Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

CÁC LOẠI ĐÈN ĐIỆN TỬ (ELECTRONIC TUBE) THÔNG DỤNG Ở VN.

Các loại đèn điện tử (electronic tube) thông dụng ở VN.
Đèn điện tử (ĐĐT), tên đầy đủ : electronic vacuum tube (bóng đèn điện tử hút chân không) là linh kiện đầu tiên khai phá cho ngành điện tử trên thế giới. Ở VN xử dụng cũng rất lâu rồi, từ thập niên 50 đã có những radio, máy quay đĩa nhựa cồng kềnh, đến những TV trắng đen và ampli đèn stéreo (âm thanh nổi) như Wharferdale, Macintosh v.v ở những năm 70. ĐĐT lớn nhất ở VN có lẽ là của đài truyền hình Sàigòn với công suất phát sóng 1Kw, lớn đến nỗi phải giải nhiệt bằng hệ thống bơm nước, đến đầu những năm 80 vẫn còn xử dụng.
Công nghệ sản xuất ĐĐT vài ba chục năm nay hình như bão hòa, không có sự thay đổi lớn. Chỉ có một số loại ĐĐT sản xuất gần đây chỉ chú ý tới công nghệ làm tinh gọn sản phẩm lại chứ chất lượng không thay đổi bao nhiêu. Tên gọi của ĐĐT thì rất nhiều nhưng nhiều loại nhập rất mắc tiền cho nên không nói tới. Ở bài này tôi chỉ tính tới các loại đèn audio thông dụng ở VN trước đây đã sử dụng. Điều này góp phần cho các bạn ham học hỏi nhưng ít tiền có cơ hội thực nghiệm ampli cho riêng mình. Các bạn hãy đi lục lọi các điểm bán linh kiện cũ, lạc xoong, ve chai thật siêng vào. Cũ, mới gì cũng xài được, ít khi hư đến 100% lắm. Đôi khi, nhất là các bạn ở tỉnh, có thể tìm thấy những loại đèn tôi kê ở dưới đây với giá rất rẻ. Vả lại, cứ làm trước đi rồi thay thế sau, rất dễ, chỉ tháo ra và cắm vào. Nếu không kiếm được đèn cũ, bạn có mua đèn của Nga và các nước Đông Âu, bí lắm thì TQ cũng được. Chỉ cần các bạn sở hữu khoảng 2 cặp đèn công suất, vài ba đèn pre-amp là bạn có thể thực hiện ý đồ của mình. Các linh kiện khác thì trong tầm tay, tôi sẽ viết sau, có đèn là có tất cả.
Tên gọi ĐĐT thường bắt đầu bằng số, số này biểu thị điện thế AC dùng để đốt nóng tim đèn. Các tên khác đi sau dấu / là đèn tương đương hay cách gọi khác tùy vùng trên thế giới. Chữ đi sau số cuối cùng là đặc tính cộng thêm của đèn.
-Trước tiên là loại đèn dùng để chỉnh lưu (rectifier) dòng điện. Nó thường là đèn 2 hoặc 3 cực đôi. Ngày nay rất ít dùng vì cồng kềnh, phức tạp và dòng yếu hơn silicon. Nhưng nếu có điều kiện, với công suất vừa phải, trong ampli đèn bạn nên xử dụng nó. Thứ nhất là trang trí, nó làm đẹp ampli vì hình dáng nó đẹp, gồ ghề. Kế tiếp nó lọc điện thế sang DC rất sạch, hơn silicon, hạn chế noise. Cuối cùng khi bạn dùng đèn chỉnh lưu bạn sẽ được tiếng bass mềm mại hơn, chính vì đặc tính dòng yếu của nó.
Sau đây là các loại thông dụng 2 cực đôi, đốt tim 5v : 5AR4, 5Y3 và 5U3C
                
-Đèn tiền khuếch đại (pre-amp) : Thông dụng nhất là series miniature 12Axx, đốt tim 12v, gồm 2 đèn 3 cực, 9 chân cắm, tiêu biểu của series là 12AX7, 12AT7, 12AU7 . 12AX7 có độ khuếch đại (gain) lớn nhất, nhưng dòng lại nhỏ, thường làm khuếch đại mở đầu. Ngược lại, 12AU7 dòng lớn, gain nhỏ,12AT7 ở mức trung bình dùng làm đảo pha (drive).
12AX7/ECC83/7025 :
                
12AT7/ECC81/CV455/6021 :
                 
12AU7/5814/5963/ECC82 :
                 
Chất lượng hơn bạn dùng 6SN7, 6SL7/5691, pre-amp cao cấp, chống nhiễu tuyệt vời :
                 
- ĐĐT công suất :
6BQ5/EL84/7189 10 w / cặp push-pull :
                 
6V6/5992 : 20w / cặp push-pull :
                 
6L6/5881/KT66/7581 : 40w / cặp push-pull : ĐĐT công suất lớn, âm thanh mềm mại, thường dùng cho guitar amplifier.
                 
6CA7/EL34 : 50W / cặp push-pull : Thông dụng nhất trong các ampli đèn Hi-Fi, âm thanh mạnh và chắc tiếng hơn 6L6.
                 
6550/KT88 : 60w / cặp push-pull :
                 
300B : 60w / cặp push-pull : Đỉnh cao của ampli đèn.
                 
807/811 : Công suất rất cao, nhưng âm thanh không được hay lắm.
                 
Còn nữa, nói đến đèn mà không có chân đèn (tube socket) cũng không được. Vì ampli đèn khi hoạt động rất nóng và sử dụng điện áp cao nên bạn nên tìm loại chân bằng sứ (ceramic). Những đèn pre-amp nên có chụp để chắc chắn và chống nhiễu. Sau đây là một số chân và chụp đèn mẫu cho các bạn có thể hình dung được.
                
                
                
                
Đến đây coi như bạn đã có một số khái niệm về các ĐĐT thông dụng cho một ampli đèn Hi-Fi. Thông số kỹ thuật của từng loại đèn sẽ nói đến trong các bài sau. Thời gian chờ này, nếu ưa thích DIY (do it yourself) (tự tay lắp ráp), bạn nên sưu tầm đèn đi là vừa nhé.
Tuyên Phúc.
Bài tiếp : Biến thế (transformer) của ampli đèn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét