Loa nào cho Home theatrer
Bộ phận nào trong dàn âm thanh là quan trọng nhất? Thực ra câu hỏi này rất khó trả lời. Nếu có ai đó nói rằng thiết bị này hay thiết bị kia đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống thì thực ra, họ chỉ làm cho cuộc tranh luận thêm thú vị mà thôi.
Thay vì tập trung vào phân tích thiết bị quan trong nhất của hệ thống, chúng ta hãy nghiên cứu vấn đề quan trọng nhất khi xây dựng hệ thống, đó là tìm ra loa thích hợp với phòng, với ampli và với chính các loa. Công việc này chiếm nhiều công sức nhất của người chơi khi xây dựng bộ dàn: nhưng chẳng có gì mất mà không được nên phần thưởng dành cho bạn sau những vất vả ấy cũng rất xứng đáng. Hơn nữa, dàn loa còn là đối tượng mà bạn tiếp xúc thường xuyên nhất… Nói như vậy không có nghĩa vai trò của loa là quan trọng nhất trong hệ thống mà có nghĩa là bạn nên dành thời gian và tiền bạc cho loa một cách thích đáng. Để tìm được loa phù hợp, tốt nhất bạn nên nghe thử loa trong chính căn phòng của mình và phải đặc biệt chú ý đến tính thống nhất giữa phòng nghe, ampli và loa. Bạn nên tham khảo những người có kinh nghiệm. Những lời khuyên đó sẽ giúp bạn rất nhìêu trong việc lựa chọn loa, nhưng quyết định cuối cùng vẫn là đôi tai của chính bạn. Bạn cần nhớ là phòng đặt bộ dàn có ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh hơn bất cứ thiết bị nào. Trong thực tế, cùng một bộ dàn nhưng ở phòng này nghe rất hay nhưng chuyển sang phòng bên cạnh lại có thể nghe rất dở.
Hệ thống loa 5.1
Muốn hiểu được yêu cầu phức tạp để đạt sự hài hoà giữa loa và phòng cũng như giữa loa và ampli, chúng ta hãy bắt đầu bằng những vấn đề cơ bản nhất. Hiện nay, mô hình loa thịnh hành nhất trong dàn home theatrer là mô hình 5.1, gồm một cặp loa center và một cặp surround công với một loa siêu trầm dành cho kênh tần số thấp. Các loa trước thường là loa cột và chiếm nhiều diện tích nhất trong hệ thống. Bạn cũng có thể thay thế bằng các loa vệ tinh nhỏ hơn nhưng âm thanh của chúng thường không bằng các loa đứng cao to. Một số loa trước là loa đứng có bộ công suất bên trong (còn gọi là powered). Với loại loa này, bạn không cần dùng đến loa siêu trầm bên ngoài nên tiết kiệm được chi phí và diện tích nhà nhưng bạn không có cơ hội thay thế và nâng cấp bộ phận siêu trầm, nên trước khi mua bạn cần cân nhắc tất cả các yếu tố này.
Loa centrer (kênh trung tâm) có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống home theatrer bởi vì kênh này thể hiện hầu hết tất cả các phần lời thoại trong phim. Loa center thường có dạng thùng nằm ngang trong đó có 2 đến 3 loa con. Kiểu thiết kế này giúp bạn đặt loa ở vị trí trên hoặc dưới TV dễ dàng hơn. Nếu kênh trung tâm không cùng dòng hoặc cùng thương hiệu với loa loa trước thì bạn phải xem nó có phối hợp tốt với loa trước không. Sự hài hoà về dải âm, âm sắc… giữa loa trung tâm và các loa trước sẽ giảm thiểu những trục trặc khi hệ thống phối hợp trình diễn. Nhiều người nghe có kinh nghiệm cho biết nên chọn loa trước và loa center cùng hãng hoặc dòng để nâng cao hiệu quả âm thanh.
Loa surround thông thường dùng hai loa con (1 treble, 1 mid-bass) đặt trong thùng. Một số thùng loa surround khác lại dùng đến 4 loa và đặt chéo góc với nhau nhằm tạo ra góc toả âm lớn hơn, nâng cao hiệu quả âm thanh surround.
Loa siêu trầm (subwoofer) là “chuyên gia” về các tần số thấp trong hệ thống. Nhờ mạch lọc thấp (LFE) trong receiver hoặc lắp trong chính loa này, các tần số thấp sẽ đựơc đưa vào bộ công suất riêng của subwoofer để khuyếch đại và phát ra các tần số thấp phục vụ cho cả hệ thống. Những âm thanh trầm hùng, những tiếng nổ rền vang rung chuyển cả căn phòng chính là nhờ subwoofer. Tần số cắt của các hệ thống theo tiêu chuẩn THX là 80Hz, tức là các âm thanh có tần số thấp hơn mức này sẽ được mạch lọc LFE chuyển đến loa siêu trầm.
Ngày nay, phần lớn loa siêu trầm trong dàn home cinema là loa điện (active), tức là loa được đánh bằng chính ampli lắp bên trong nó. Do vậy, chúng chỉ cần tín hiệu mức thấp từ receiver. Ngược lại, các loa siêu trầm không có điện (passive) lại có đầu vào tín hiệu mức cao để đấu trực tiếp vào lối ra loa của receiver. Một chiếc loa siêu trầm tốt sẽ có một số nút chỉnh mức tần số cắt và chỉnh cường độ tiếng trầm. Các nút này có tác dụng hiệu chỉnh hoàn hảo nhất sự phối hợp giữa loa siêu trầm và các loa còn lại. Hai tiêu chuẩn quan trọng nhất về loa mà bạn cần lưu ý khi kết hợp loa với ampli là độ nhạy và trở kháng. Độ nhạy cho bạn biết mức thanh áp của loa (đo bằng decibel) khi loa được cung cấp một số công suất nhất định (thường là 1W). Loa càng nhạy, càng dễ đánh và không kén ampli. Còn trở kháng là đại lượng (đo bằng Ohm) thể hiện mức độ cản trở dòng điện của một số loa đối với ampli. Trở kháng loa càng thấp thì ampli càng khó tải. Loa có trở kháng và độ nhạy thấp có thể gây khó khăn cho nhiều receiver và ampli công suất, nhất là loại ampli không có nhiều sò đấu song song ở tầng ra.
Loa trong tường
Khi vấn đề thẩm mỹ và diện tích của phòng nghe được đặt ra, các nhà thiết kế đã tạo ra một số thay đổi. Một trong những thay đổi ấn tượng nhất là kiểu loa gắn trong tường. Giống như tên gọi, loa trong tường được thiết kế để đặt vào trong tường và tuỳ vào cách bạn che đậy nó, loa trong tường có thể trở thành những thiết bị vô hình trong nhà.
Tuy hình thức khác loa thông thường nhưng về hoạt động, loa trong tường vẫn tuân theo các nguyên lý cơ bản. Phần lớn loa tường đều dùng loa điện động và bộ phận phân tần giống các loa thường. Nhiều loa không có thùng nên âm thanh của chúng phụ thuộc vào điều kiện phòng nghe. Một trong những điều kiện có ảnh hưởng đến khả năng trình tấu của loa tường là chính những bức tường. Tường nhà trở thành một bộ phận quan trọng của kiểu loa này. Dung tích, bề mặt của khoang tường mà bạn đặt loa vào cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến âm thanh. Một số loa trong tường vẫn có thùng bao bọc và nó cũng được thiết kế để bạn có thể đặt vào trong khoang tường để giảm ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh nhưng phần lớn loa trong tường được thiết kế theo kiểu hở ở phía sau.
Trong những năm gần đây, loa trong tường đã chiếm được cảm tình của nhiều người chơi nhạc. Tính thẩm mỹ và tiện ích về sắp đặt đã giúp loa trở nên rất phổ biến. Điều này đã khiến nhiều công ty sản xuất sản phẩm home cinema rất quan tâm. Hiện tại, nhiều người cho rằng chất lượng âm thanh của loa truyền thống vẫn là tốt nhất nhưng loa trong tường đang nhanh chóng rút ngắn khoảng cách của sự khác biệt này.
Âm Thanh - Ánh Sáng - Sân Khấu http://soundandlightvn.blogspot.com/ Chào Mừng bạn đến với Blog Âm Thanh - Ánh Sáng - Sân Khấu lớn nhất VIỆT NAM, đây là blog do một cá nhân sưu tầm và biên tập, nơi bạn có thể cập nhật kỹ thuật, những thông tin mới nhất trong lĩnh vực công nghệ giải trí, các hệ thống âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp. Mọi vấn đề khúc mắc, trợ giúp về kỹ thuật mình rất vui lòng được học hỏi và giải đáp cùng các đồng nghiệp Email: soundandlightvn@gmail.com Hotline: 0906715077
Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét